Phát hiện nhà máy nấu rượu vang cổ đại ở Israel

Một nhà máy nấu rượu vang ước tính có niên đại lên tới 1.500 năm với quy mô tương đương với một sân vận động ngày nay vừa được khai quật tại Israel.

Kết quả khai quật này cho thấy cách những người trồng nho đáp ứng được yêu cầu cao về rượu vang trắng phổ biến như thế nào trong thế giới cổ đại.


Khu vực khai quật. (Ảnh: Reuters)

Cơ quan quản lý cổ vật Israel cho biết, khu vực nhà máy cổ này được khai quật tại thành phố Yavne, cách Tel Aviv 30km về phía nam. Hiện trạng gồm 5 cây ép rượu cổ, ước tính mỗi cây ép được khoảng 2 triệu lít rượu mỗi năm.

Các cây ép rượu với cấu trúc bằng đá này được bảo tồn tốt đến nỗi có thể dễ dàng hình dung ra quá trình làm rượu: Từ trên mặt sàn, nơi những đống nho được ép dưới sức nặng của cây ép rượu, giải phóng phần nước ép ngon nhất, đến tầng ngâm nho và các bể thu gom rượu.


Các bình rượu phát hiện tại khu vực khai quật.

Các nhà khảo cổ còn phát hiện hàng chục bình rượu với hình dáng cao và mỏng, được làm trong các lò lớn tại chỗ và có thể chứa tới 25 lít rượu mỗi chiếc. Nhóm khai quật cho biết, những chiếc bình này được biết đến với cái tên "Gaza jars" (những chiếc bình Gaza) theo tên cảng gần đó, nơi chúng được xuất cảng, bán ra nước ngoài. Những chiếc bình này đã được tìm thấy ở nhiều nơi tại châu Âu, chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng rượu rất cao thời đó.

Jon Seligman, một trong những người phụ trách nhóm khảo cổ cho biết, rượu là thức uống phổ biến thời cổ đại, thậm chí còn dành cho cả trẻ em chứ không chỉ người lớn. Rượu thường được dùng gần như thay thế cho nước, hoặc để bổ sung hương vị hoặc giá trị dinh dưỡng.


Đỉnh cao của rượu vang gắn liền với loại rượu vang Gaza.

Jon Seligman cho biết, năm cây ép rượu ngay cạnh nhau như vậy có thể cho thấy dấu hiệu về ngành công nghiệp sản xuất rượu tại đây. Đỉnh cao của rượu vang gắn liền với loại rượu vang Gaza. Được biết, chính quyền đang có kế hoạch mở cửa khu vực này cho công chúng tham quan.

Tuy nhiên, một câu hỏi mà ai cũng thắc mắc là liệu mùi vị của rượu vang cổ đại đó như thế nào, liệu có giống ngày nay không. Jon Seligman trả lời, gợi ý về những văn bản cổ đã từng đề cập đến một loại đồ uống nhẹ như rượu vang trắng và “dễ uống”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News