Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc trong thành nhà Hồ

Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều vết tích kiến trúc thời Hồ, Lê Sơ và Lê Trung Hưng với nền móng, kiến trúc, gạch hoa in chữ Hán...

Ngày 24/1, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội nghị công bố kết quả khai quật di tích thành nhà Hồ năm 2020.

Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc trong thành nhà Hồ
Phần nền móng với gạch đá còn khá nguyên vẹn mới phát lộ. (Ảnh: Lam Sơn).

Tại hai hố khai quật rộng 8.000m2 trong thành nội, đoàn khảo cổ phát hiện bốn dấu tích kiến trúc nền móng thời Hồ, hai lớp thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Đoàn cũng tìm thấy nhiều vật liệu như gạch trang trí hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền thời Lý Trần, hoa dây thời Lê sản xuất tại Thăng Long và nhiều loại gạch vuông, chữ nhật, gạch in chữ Hán được sản xuất tại thành nhà Hồ. Ngoài ra, khá nhiều mảnh gốm men thời Trần - Hồ và thời Lê Sơ được tìm thấy.

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam (chủ nhiệm dự án), cho biết cuộc khai quật khảo cổ học thành nhà Hồ năm 2020 có quy mô tương đối lớn. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nhận diện khá rõ di tích kiến trúc thuộc nhiều loại hình của vương triều Hồ. Qua các lớp nền móng kéo dài từ thời Lê Sơ (thế kỷ 15) sang thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-17) cho thấy quá trình sử dụng thành nhà Hồ trải dài, xuyên suốt nhiều thế kỷ.Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc trong thành nhà Hồ

Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc trong thành nhà Hồ
Một viên gạch vuông có hoa văn đẹp vừa được phát hiện trong khu vực nội thành. (Ảnh: Lam Sơn).

Căn cứ vào thư tịch cổ và vị trí hố khai quật, khu vực nền Vua (hố 20) đã xuất lộ một tổ hợp kiến trúc tương đối hoàn chỉnh, bao gồm kiến trúc chính ở trung tâm, phía trước có hai cổng và hệ thống hành lang bao quanh. Từ quy mô, bố cục, các nhà khoa học chung nhận định đây là dấu tích kiến trúc quan trọng bậc nhất ở khu trung tâm thành Tây Đô.

Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đánh giá, kết quả khai quật lần này tại thành nhà Hồ là "hết sức quan trọng, tiếp tục khẳng định giá trị to lớn và nổi bật của Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ".

Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc trong thành nhà Hồ
PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam (thứ hai từ phải sang), thông báo kết quả khai quật ngày 24/1. (Ảnh: Lam Sơn).

Ông Cương đề nghị chính quyền tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan liên quan sớm có biện pháp bảo vệ hiện vật và các hố khai quật, tránh làm thất thoát, hư hại. Những năm tới, chính quyền cần quan tâm hơn nữa công tác bảo tồn di sản, trong đó chú trọng khắc phục tình trạng sạt lở tường thành; tiếp tục khai quật khảo cổ; sớm đền bù, giải phóng mặt bằng phần diện tích đất nông nghiệp người dân đang canh tác trong lòng di sản...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện quần thể đền thờ nghìn năm chứa xá lị Phật

Phát hiện quần thể đền thờ nghìn năm chứa xá lị Phật

Các nhà khảo cổ học phát hiện một quần thể đền thờ của nước Nam Chiếu, một nước chư hầu thành lập vào thời nhà Đường (năm 618 - 907).

Đăng ngày: 25/01/2021
3

3 "tàu ma" cùng hiện hình trên bãi biển chỉ sau 1 đêm

Người dân đảo Outer Banks (Bắc Carolina) Mỹ đã một phen choáng váng khi phát hiện cùng lúc 3 xác tàu ma xuất hiện trên bãi biển, trong đó 2 chiếc có dấu hiệu sắp biến mất.

Đăng ngày: 25/01/2021
Phát hiện hơn 5.000 đồ kim loại dùng làm tiền

Phát hiện hơn 5.000 đồ kim loại dùng làm tiền

Hàng nghìn vòng cổ, lưỡi rìu và thanh kim loại thời Đồ Đồng với cân nặng tương đương nhau có thể là loại tiền cổ xưa nhất thế giới.

Đăng ngày: 24/01/2021
Đồ tạo tác bí ẩn được tìm thấy trong nghĩa trang Inca cổ đại ở Ecuador

Đồ tạo tác bí ẩn được tìm thấy trong nghĩa trang Inca cổ đại ở Ecuador

Các nhà khảo cổ học vừa tuyên bố tìm ra những đồ tạo tác kì lạ trong khu nghĩa trang cổ đại của những người Inca.

Đăng ngày: 23/01/2021
Phát hiện hóa thạch thương long có bộ răng giống cá mập

Phát hiện hóa thạch thương long có bộ răng giống cá mập

Loài quái vật tiền sử sống ở ven biển châu Phi cách đây 66 triệu năm sử dụng hàm răng lợi hại để cắn đứt đôi con mồi.

Đăng ngày: 23/01/2021
Giải mã cách động vật cổ đại chuyển đổi từ sống dưới nước sang trên cạn

Giải mã cách động vật cổ đại chuyển đổi từ sống dưới nước sang trên cạn

Các nhà nghiên cứu vừa giải trình tự toàn bộ bộ gene của loài cá phổi Úc (Neoceratodus forsteri) đang bị đe dọa.

Đăng ngày: 23/01/2021
Cốc rượu kỳ dị

Cốc rượu kỳ dị "uống mãi không hết" trong ngôi mộ cổ: Sự thật chỉ được hé lộ sau khi chụp X-quang

Các bài thơ của thi sĩ Lý Bạch từng đề cập đến chiếc cốc rượu uống không bao giờ cạn. Cuối cùng thì chiếc cốc ấy đã được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ tại Nam Kinh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 22/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News