Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép hai cánh tay và hai vai
Felix Gretarsson là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép hai cánh tay và hai vai. Ca phẫu thuật dài hơn 15 tiếng được thực hiện tại bệnh viện Edouard-Herriot ở Lyon, Pháp.
Năm 1998, anh thợ điện Felix Gretarsson 26 tuổi ở Iceland bị điện giật trong lúc làm việc trên đường dây cao thế.
Felix Gretarsson mang tay giả khi chưa được ghép tay - (Ảnh: icelandmonitor.mbl.is).
Anh hôn mê 3 tháng và nhiều lần được phẫu thuật, thậm chí phải ghép gan, cuối cùng anh sống sót nhưng hai cánh tay không còn nữa.
Năm 2007, anh biết GS Jean-Michel Dubernard là bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng ở Lyon đang giảng bài tại thủ đô Reykjavik (Iceland). Vị giáo sư người Pháp này đã thực hiện ca ghép bàn tay đầu tiên trên thế giới vào năm 1998 và ca ghép hai bàn tay 2 năm sau đó tại bệnh viện Edouard-Herriot ở Lyon.
Felix Gretarsson đã tìm mọi cách liên lạc với giáo sư, sau đó đến năm 2011 đã được các bác sĩ ở Pháp đồng ý xem xét ghép tay cho anh.
Năm 2017, anh quyết định bỏ hết mọi thứ ở Iceland sang Pháp định cư để sẵn sàng có mặt khi có cơ hội thuận tiện.
Felix Gretarsson cùng vợ chạy bộ - (Ảnh: icelandreview.com).
Sau 4 năm nằm trong danh sách chờ, anh đã được ghép hai cánh tay tại Bệnh viện Edouard Herriot, trực thuộc Bệnh viện Đại học Hospices Civils ở Lyon (HCL).
11h đêm 13/1/2021 (giờ địa phương), sau hơn 15 tiếng, êkíp phẫu thuật gồm khoảng 50 bác sĩ từ 4 bệnh viện đã kết thúc ca phẫu thuật ghép hai cánh tay ở ngang vai.
Hai êkíp phụ trách lấy các chi của người hiến và hai êkíp khác phụ trách ghép cho bệnh nhân.
Sau ca phẫu thuật, Felix Gretarsson được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt để các bác sĩ theo dõi vấn đề thải loại và phục hồi các chi được ghép.
HCL thông báo "ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ", sức khỏe bệnh nhân đã ổn định (không cần thở máy). Dự kiến khi bệnh nhân hoàn toàn bình phục, HCL mới chính thức công bố ca phẫu thuật thành công.
HCL ghi nhận ca ghép của Felix Gretarsson là ca ghép hai cánh tay và hai vai đầu tiên trên thế giới.
Lây nay, giới phẫu thuật trên thế giới rất hiếm ghép hai cánh tay và các ca ghép cũng không bao gồm vai.
Ca ghép hai cánh tay đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào tháng 7-2008 tại Munich (Đức). Nông dân Karl Merk 54 tuổi bị mất hai tay sau tai nạn lao động. Ông được ghép cánh tay ở vị trí dưới vai.
Bệnh nhân đầu tiiên trên thế giới được ghép hai cánh tay vào tháng 7/2008 tại Đức - (Ảnh: AP).
Ca ghép hai cánh tay và vai ở Pháp là kỳ tích phẫu thuật nhưng chỉ là bước đầu trong quá trình hồi phục lâu dài. Hiện thời Felix Gretarsson chưa thể cử động hai cánh tay vì còn phải đợi các dây thần kinh mọc lại.
Một bác sĩ phẫu thuật đã giải thích với báo Le Parisien: "Sẽ mất khoảng 700 ngày trước khi các dây thần kinh chạm đến các đầu ngón tay và từ 3-4 năm để phục hồi chức năng. Bệnh nhân đã biết những điều đó vì chúng tôi đã chuẩn bị cho anh ấy trong 4 năm qua".
Bác sĩ đánh giá: "Anh ấy là người đã thể hiện thái độ kiên cường rất đặc biệt".

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
