Tại sao chúng ta vẫn ăn món tráng miệng dù bụng đã rất no?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình no đến mức không thể ăn thêm một thìa cơm nào nữa, bụng muốn nổ tung và mọi thứ trở nên khó chịu. Nhưng rồi sau đó một chiếc bánh sô cô la được mang ra bàn, bạn thưởng thức nó và rồi đột nhiên cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Bằng cách nào đó, cơ thể bỗng nhiên có nhiều không gian hơn để dành cho món tráng miệng.

Cảm giác no

Hãy tưởng tượng vào một ngày bạn trở về nhà, lục tung tủ lạnh và hào hứng ăn những món mà bản thân yêu thích. Ngày hôm sau, bạn cũng làm hành động tương tự và vẫn được thưởng thức món ăn đó. Nghe có vẻ tốt bởi ai cũng muốn được thưởng thức những món khoái khẩu vào 2 ngày liên tiếp. Nhưng khi bạn ăn thứ thực phẩm đó trong 5 rồi 10 ngày liên tiếp thì sự hào hứng sẽ bắt đầu cạn kiệt. Đến khi đã tiêu thụ món ăn yêu thích quá nhiều ngày liên tiếp thì có thể bạn sẽ chẳng còn yêu thích nó nữa.

Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn ăn quá nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Sau khi đã cho vào bụng một lượng thực phẩm đáng kể, bạn dần cảm thấy mất hứng thú với những thứ trước mặt mình. Tình trạng này khiến bản thân cảm thấy chẳng thể "nhét" thêm chút đồ ăn nào vào bụng nữa. Tuy nhiên, tại thời điểm đó nếu có một loại thực phẩm khác được đặt lên bàn thì sự hứng thú sẽ trở lại và rồi bạn sẽ lại thưởng thức nó.


Khi ăn quá nhiều một loại đồ ăn nào đó, chúng ta thường có cảm giác no.

Hiện tượng kể trên khiến sẽ có một số loại thực phẩm thường ngày làm bạn khó chịu và một số thứ khác lại trở thành món được yêu thích. Đồ tráng miệng được mang ra sau cùng, mang lại cảm giác mới lạ, hấp dẫn và sẽ khiến sự hào hứng của bạn quay trở lại. Hiện tượng một người thưởng thức thứ đồ ăn nào đó quá nhiều rồi cảm thấy nó bớt ngon (hoặc không ngon) được khoa học gọi là "cảm giác no".

Các nhà khoa học lập luận rằng trong quá trình tiến hóa của con người, nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác nhau đã được phát triển theo thời gian. Từ đó, chúng ta có cảm giác no đặc trưng theo cảm quan. Nó khiến con người quan tâm đến nhiều loại thực phẩm hơn và đảm bảo chúng ta được tiêu thu các loại đồ ăn khác nhau. Đương nhiên, điều này mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Đầu tiên, khi tiêu thụ các loại thực phẩm khác nhau, bạn sẽ được hấp thụ nhiều loại chất dinh dưỡng và có một chế độ ăn uống cân bằng. Thứ hai, nó cũng giúp chúng ta không tiêu thụ quá nhiều một loại chất dinh dưỡng nào đó, ví dụ như protein hoặc chất béo.

Cảm giác no và món tráng miệng

Có nhiều người thắc mắc rằng nếu con người thường có cảm giác no khi tiêu thụ quá nhiều một loại thực phẩm nào đó thì có lẽ chúng ta cũng sẽ chán món tráng miệng trong một nào nào đó. Điều này là có thể nhưng về cơ bản món tráng miệng ít khiến bạn có cảm giác no hơn.

Nếu việc ăn cùng một loại thực phẩm trở thành hành động được lặp đi lặp lại thì cảm giác khó chịu sẽ ngày càng gia tăng. Đây chính là yếu tố khiến con người thích đa dạng đồ ăn của bản thân. Đồng thời, việc được thưởng thức một loại thực phẩm mới sẽ làm gia tăng cảm giác dễ chịu của con người. Các nhà khoa học cho rằng việc tiêu thụ đường sẽ kích hoạt việc giải phóng dopamine trong não. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có rất nhiều chức năng liên quan đến trí nhớ, sự chú ý, khích lệ, động lực và cả quá trình điều hòa vận động của cơ thể. Đặc biệt, khi dopamine được tiết ra với số lượng lớn sẽ tạo ra cảm giác hưng phấn và hạnh phúc.


Về cơ bản món tráng miệng ít khiến bạn có cảm giác no hơn.

Ví dụ, khi bạn ăn một chiếc bánh quy, lượng đường trong thực phẩm này sẽ kích hoạt việc giải phóng dopamine trong não. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn mà còn làm cho bạn muốn ăn nhiều bánh quy hơn.

Món tráng miệng thường có rất nhiều đường. Nó có nghĩa khi thưởng thức loại thực phẩm này, việc kích hoạt sự giải phóng dopamine trong não sẽ được thực hiện và bạn cảm thấy hứng thú hơn khi ăn. Điều này cộng với việc bản thân đã có cảm giác no rồi lại được dùng món khác lạ khiến gần như lúc nào bạn cũng có thể ăn được món tráng miệng một cách ngon lành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News