Phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực

Vi khuẩn ở Nam Cực có chứa các gene cung cấp cho chúng kháng sinh tự nhiên và kháng kháng sinh, cùng khả năng lây lan ra phạm vi ngoài các vùng cực.

Phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực
Các nhà khoa học phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực. (Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN)

Trưởng nhóm nghiên cứu - ông Andres Marcoleta cho biết những "năng lực siêu nhiên" này - vốn tiến hóa để thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt - tồn tại trong các đoạn nhiễm sắc thể ADN di động và có thể dễ dàng chuyển giao cho các vi khuẩn khác.

Ông Marcoleta cho biết: "Chúng ta vẫn biết rằng đất tại Bán đảo Nam Cực - một trong những vùng cực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng băng tan - rất đa dạng về vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn đã tạo thành một nguồn tiềm năng về các gene tổ tiên đã tạo ra sự kháng lại thuốc kháng sinh".

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Chile đã thu thập một số mẫu đất từ Bán đảo Nam Cực trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Theo ông Marcoleta, "có lẽ cần phải đặt câu hỏi rằng liệu biến đổi khí hậu có thể gây tác động đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm hay không".

Nhà khoa học này cho rằng: "Trong kịch bản khả thi, những gene này có thể chính là nguồn lưu trữ của các mầm mống, qua đó thúc đẩy sự xuất hiện và gia tăng của bệnh truyền nhiễm".

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vi khuẩn Pseudomonas - một trong những nhóm vi khuẩn chiếm ưu thế ở Bán đảo Nam Cực, tuy không gây bệnh nhưng lại có thể là nguồn "gene kháng thuốc" và chúng không thể bị tiêu diệt thông qua các chất khử trùng thông thường như đồng, clo hoặc ammoni bậc 4.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một số loại vi khuẩn khác như vi khuẩn Polaromonas, có "tiềm năng bất hoạt các loại kháng sinh gốc beta-lactam, vốn rất cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trong họ hàng nhà mối, có một chi đã phiêu lưu trên biển suốt hàng triệu năm nay

Trong họ hàng nhà mối, có một chi đã phiêu lưu trên biển suốt hàng triệu năm nay

Mối vẫn có họ hàng gần với gián, tuy đã tách khỏi nhau trên cây tiến hóa vào khoảng 150 triệu năm trước. Sinh trưởng theo một nhánh riêng, mối đã quen với việc sống thành bầy trong tổ.

Đăng ngày: 26/05/2022
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là " tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 25/05/2022

"Siêu cà chua" biến đổi gene chứa vitamin D bằng 2 quả trứng gà

Có thể cung cấp lượng vitamin D bằng 2 quả trứng gà, loại " siêu cà chua" do các nhà khoa học tạo ra có thể góp phần cải thiện tình trạng thiếu vitamin trên thế giới.

Đăng ngày: 25/05/2022
Bướm và bướm đêm khác nhau như thế nào?

Bướm và bướm đêm khác nhau như thế nào?

Bướm và bướm đêm đều thuộc bộ Cánh vẩy, nhưng có rất nhiều khác biệt về thể chất và hành vi giữa hai lớp côn trùng này.

Đăng ngày: 24/05/2022
Thế giới liệu có cây nào sống trên 5.000 năm?

Thế giới liệu có cây nào sống trên 5.000 năm?

Theo tính toán của các nhà khoa học, một cây cổ thụ thuộc họ bách (Fitzroya cupressoides) có tên Alerce Milenario ở Chile có thể đã sống hơn 5.000 năm.

Đăng ngày: 24/05/2022
Rong biển -

Rong biển - "Kho báu" kỳ lạ nhưng đặc biệt hữu ích trong việc đảm bảo tương lai nhân loại

Xuất hiện ở gần như mọi vùng biển trên toàn cầu, rong biển không chỉ quen thuộc với nhiều cộng đồng ven biển mà còn có thể đóng một vai trò vô cùng lớn cho cuộc chiến chống biến đổi toàn cầu.

Đăng ngày: 21/05/2022
Chiêm ngưỡng hàng tỷ con đóm đóm thắp sáng cả một khu rừng

Chiêm ngưỡng hàng tỷ con đóm đóm thắp sáng cả một khu rừng

Một nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh và video rực rỡ, cho thấy hàng tỷ con đom đóm nhấp nháy đồng bộ thắp sáng một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ.

Đăng ngày: 20/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News