Phát hiện nơi dựng lều của Thành Cát Tư Hãn
Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng Avragam là nơi dựng trại căn cứ mùa đông của Thành Cát Tư Hãn.
Theo nghiên cứu mới công bố tháng 6/2020 trên tạp chí Archaeological Research in Asia, nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) và Viện Khảo cổ Mông Cổ tìm ra nơi Thành Cát Tư Hãn sinh sống trong những tháng mùa đông. Thành Cát Tư Hãn sống từ năm 1162 đến 1227. Vị trí đóng quân mà từ đó khả hãn Mông Cổ tỏa đi xâm lược những vùng đất khác từ lâu vẫn là chủ đề gây tranh cãi giữa các sử gia và nhà khảo cổ.
Tượng Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ. (Ảnh: Sci News).
Theo tiến sĩ Li Narangoa, sử gia ở ANU, Thành Cát Tư Hãn có ít nhất 4 nơi dựng trại căn cứ (gọi là ordū). Theo sử sách, khu vực ở Avraga là nơi dựng trại chính của ông cả vào mùa hè và mùa đông. Khu lều này là nơi Thành Cát Tư Hãn bắt đầu chiến dịch xâm lược các nước phương nam.
Trong nghiên cứu, tiến sĩ Jack Fenner, nhà khảo cổ tại ANU cùng cộng sự, lấy mẫu vật từ xương và răng động vật ở Avraga để xác định niên đại bằng phóng xạ carbon. Họ chỉ ra quân Mông Cổ chiếm đóng khu vực này dưới thời Thành Cát Tư Hãn và kéo dài tới đời của con trai ông là Oa Khoát Đài. "20 mẫu vật giúp khẳng định chắc chắn phần lớn vùng Avraga được sử dụng trong thế kỷ 13. Điều này góp phần chứng minh Avraga chính là vị trí dựng lều của Thành Cát Tư Hãn, Fenner cho biết", nhóm nghiên kết luận.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhu cầu về hạt kê, món ăn chính của người Mông Cổ, là động lực chính phía sau sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ, nhưng kết quả phân tích xương gia súc ở Avraga không phù hợp với giả thuyết trên. Các nhà nghiên cứu suy đoán tầng lớp thượng lưu trong xã hội Mông Cổ cũng có chế độ ăn giống người dân bình thường. Họ chủ yếu ăn thịt và sản phẩm từ động vật dù có thể tiếp cận nguồn thức ăn đa dạng.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
