Phát hiện phản vật chất tuôn ra từ vật thể thuộc "thế giới bên kia"
Phản vật chất huyền thoại đã tuôn đầy không gian từ một vụ trốn chạy của một ngôi sao chết.
Cảnh tượng ngoạn mục vừa được ghi nhận bởi Đài quan sát tia X Chandra của NASA. Một sao xung được gọi là PSR J2030 + 4415, đường kính khoảng 20km nhưng mang "siêu năng lượng", đang chạy trốn trong không gian với vận tốc chóng mặt khoảng 450km/giây.
Ngôi sao xung và đuôi ánh sáng xanh rực rỡ của nó - (Ảnh: Chandra/NASA)
Sao xung là một sao neutron xoay cực nhanh, phát ra nguồn tia năng lượng khổng lồ, chủ yếu dưới dạng sóng radio. Sao neutron thường là những ngôi sao khổng lồ đã... 2 lần trải qua cái chết: một lần sụp đổ thành sao lùn trắng sau khi cạn năng lượng, rồi tiếp tục sụp đổ thành sao neutron.
Sao neutron tuy nhỏ nhưng cực kỳ dày đặc và mạnh mẽ, sao xung lại là dạng rất mạnh của sao neutron. Một ngôi sao neutron nặng từ khoảng 8-30 lần khối lượng mặt trời dù đường kính chỉ vài chục km.
Lần này, ngôi sao xung kỳ lạ đã phóng ra một chiếc đuôi khổng lồ như sao chổi, chứa đầy các hạt vật chất dạng electron và phản vật chất positron).
"Từ trường của gió sao xung liên kết với từ trường giữa các vì sao, lùm phun ra các hạt vật chất và phản vật chất. Các hạt rò rỉ ra từ gió sao sung dường như đã được gia tốc dọc theo đường sức từ giữa các vì sao, đạt đến tốc độ bằng 1/3 tốc độ ánh sáng, tạo ra chùm tia X rực rỡ" - nhà thiên văn học Roger Romani từ Đại học Stanford giải thích.
Nghiên cứu vừa công bố trên arXiv và đã được chấp nhận, chuẩn bị đăng tải trên The Astrophysical Journal.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
