Phát hiện quần thể trai lên tới 100 tuổi trên sông Mỹ
Một nhóm nhà nghiên cứu xác định những con trai ở thượng nguồn sông tại bang Wisconsin hơn 100 tuổi dựa vào thời gian xây đập.
Các nhà sinh vật học đến từ Cơ quan Tài nguyên thiên nhiên Wisconsin (DNR), Đại học Minnesota và Cục Công viên Quốc gia phát hiện quần thể trai spectaclecase (Cumberlandia monodonta) ở thượng nguồn sông St. Croix tại đập thác St. Croix hồi tháng 8/2021. Trai spectaclecase là loài trai nước ngọt bản xứ ở Mỹ, nằm trong danh mục nguy cấp của Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ (FWS) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Nhóm nghiên cứu chụp ảnh với quần thể trai lâu năm trên sông St. Croix. (Ảnh: NPS)
Những con trai lớn có thể dài tới 23 cm phân bố ở ít nhất 44 dòng suối thuộc lưu vực sông Mississippi, Ohio và Missouri ở 14 bang, theo FWS. Nhưng trai spectaclecase đang biến mất dần ở 3 bang này và chỉ còn tồn tại ở 20 dòng suối. Ngày nay, trai spectaclecase còn tồn tại ở các bang Alabama, Arkansas, Illinois, Iowa, Kentucky, Minnesota, Missouri, Tennessee, Virginia, Tây Virginia, và Wisconsin.
Khi các nhà sinh vật học tìm thấy quần thể trai spectaclecase hồi tháng 8 trên sông St. Croix, họ không thể xác định độ tuổi của chúng tại chỗ bằng cách đếm vòng sinh trưởng do tình trạng xói mòn ở vỏ. Thay vào đó, họ ước tính những con trai hơn 100 năm tuổi dựa vào thời gian xây đập trên sông là năm 1907. "Trai bản xứ có thể sống suốt thời gian dài", Lisie Kitchel, nhà sinh vật học bảo tồn ở DNR, cho biết. "Tìm ra quần thể trai sống sót là phát hiện thú vị bởi những loài cá, vật chủ mà trai cần để sinh sản, không thể bơi lên thượng nguồn do đập thác St. Croix xây vào năm 1907".
Khi trai spectaclecase cái trưởng thành, chúng giải phóng ấu trùng gọi là "glochidia". Ấu trùng phải bám vào mang hoặc vây cá để tiếp tục phát triển thành trai non. Sau đó, trai non tách ra và nếu rơi xuống khu vực phù hợp, chúng sẽ phát triển thành trai trưởng thành. Theo cách này, trai sử dụng cá để di chuyển lên thượng nguồn và định cư. Các nhà sinh vật học đặt những con trai spectaclecase còn sống về môi trường ban đầu. Nhóm nghiên cứu cũng thu thập vỏ của trai chết để phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định độ tuổi thật của chúng.
Trai spectaclecase đang giảm dần do nhiều yếu tố khác nhau liên quan tới hoạt động của con người, bao gồm xây đập trên sông, tăng trầm tích sông, ô nhiễm, nạo vét và xây kênh đào... Theo FWS, việc xây đập trên sông góp phần khiến trai spectaclecase suy giảm và tuyệt chủng nhiều hơn bất kỳ hoạt động nào khác. Hoạt động này cô lập quần thể ở thượng nguồn và hạ nguồn, chặn đường bơi của nhiều loài cá mà trai ký sinh. Xây đập tạo ra những quần thể nhỏ kém ổn định với cơ hội sống sót thấp hơn.
Wisconsin là nơi ở của 50 loài trai bản xứ, 24 loài trong số đó đang nguy cấp, bị đe dọa hoặc cần bảo tồn. Trai bản xứ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sông, giúp làm sạch nước bằng cách lọc thuốc trừ sâu, thủy ngân và chất gây ô nhiễm, đồng thời cung cấp thức ăn cho vài loài động vật.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
