Phát hiện "rồng non" quý hiếm trong 5 hang động Croatia

Các nhà nghiên cứu tìm thấy thêm những con manh giông mù quý hiếm được mệnh danh là rồng non trong 5 hang động nhờ ADN mà loài vật này lưu lại trong nước.

Phát hiện rồng non quý hiếm trong 5 hang động Croatia
Manh giông hay còn gọi là "rồng non" là động vật quý hiếm được bảo vệ ở Croatia. (Ảnh: Daniel Heuclin/FLPA.)

Manh giông (Proteus anguinus) hay "rồng non" theo cách gọi của người dân địa phương, sống toàn bộ cuộc đời ở mạch nước ngầm dưới lòng đất thuộc dãy núi Dinaric Alp chạy từ Slovenia qua Croatia và vài nước khác trên bán đảo Balcan. ADN từ những mẩu da rơi rụng hoặc phân của chúng phân hủy trong môi trường sống và có thể bị cuốn trôi ra ngoài hang động. Đây là tin tốt cho các nhà sinh vật học nghiên cứu đời sống hang động, vì con người không thể tiếp cận phần lớn trong số khoảng 7.000 hang động ở Croatia.

Việc phát hiện thêm môi trường sống của loài manh giông bị đe dọa tuyệt chủng, mang đến nhiều hy vọng cho công tác theo dõi và bảo tồn. "Trước đây, bạn chỉ có thể trông thấy loài vật hay trốn tránh này nếu chúng bị cuốn khỏi môi trường sống sau cơn mưa nặng hạt, hoặc nếu bạn lặn vào trong hang động. Nhưng giờ đây chúng tôi có thể xác định chúng có ở đó hay không dựa vào nước trong hang", New Scientist hôm qua dẫn lời Judit Vörös ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary.

Nhóm của Judit sử dụng kỹ thuật mang tên ADN môi trường, hay eADN, để khảo sát loài manh giông. "Kỹ thuật này đôi khi được áp dụng bởi các nhà sinh vật học bảo tồn, nhưng cho đến nay, nó chưa bao giờ được sử dụng đối với động vật có xương sống trong hang động", Judit nói.

Nhóm nghiên cứu thu thập mẫu nước từ 15 hang động trên khắp Croatia trong mùa hè 2014. Họ lọc hai lít nước từ mỗi địa điểm thông qua một loại giấy đặc biệt, sau đó chiết xuất eADN từ giấy. Họ xác nhận sự tồn tại của manh giông ở 10 hang động được biết đến trước đó và lần đầu tiên phát hiện thêm 5 địa điểm sinh sống khác của loài này.

Các nhà bảo tồn Croatia đang áp dụng kỹ thuật này để lập bản đồ môi trường sống của manh giông chính xác hơn và tìm hiểu sâu hơn về di truyền trong quần thể của chúng. Dù cả hang động và loài manh giông đều được bảo vệ ở Croatia, Judit hy vọng phát hiện nhờ eADN sẽ thúc đẩy công tác bảo vệ nền đất bên trên hang động, do manh giông rất nhạy cảm trước ô nhiễm và chất độc hại ngấm xuống môi trường sống của chúng từ bên trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu nước bọt loài ếch để tạo chất keo mới

Nghiên cứu nước bọt loài ếch để tạo chất keo mới

Một nghiên cứu mới vừa chỉ ra rằng mặc dù nước bọt của loài ếch thực sự dính, nhưng có hai nhân tố đóng vai trò quyết định.

Đăng ngày: 04/02/2017
7 loài săn mồi ăn thịt rắn độc như...

7 loài săn mồi ăn thịt rắn độc như... "ăn kẹo"

Nhím với gai đâm lợi hại, lửng mật ong có răng nanh sắc nhọn cùng khả năng

Đăng ngày: 04/02/2017
Hé lộ nguyên nhân gà trống mất dương vật

Hé lộ nguyên nhân gà trống mất dương vật

Kết quả một nghiên cứu mới đã hé lộ lí do tại sao một số loài chim, trong đó có cả gà, đã bị teo nhỏ dương vật trong quá trình tiến hóa.

Đăng ngày: 02/02/2017
Xuất hiện hổ lai sư tử cực hiếm tại Nga

Xuất hiện hổ lai sư tử cực hiếm tại Nga

Một sinh vật hổ lai sư tử cực hiếm đã ra đời tại một sở thú ở miền Nam nước Nga và được đặt tên là Tsar. Sinh vật này có bộ lông màu be giống sư tử bố và có nhiều vằn đen trên người giống hổ mẹ.

Đăng ngày: 01/02/2017
Điều ít người biết về số trứng gà chúng ta vẫn ăn hàng ngày

Điều ít người biết về số trứng gà chúng ta vẫn ăn hàng ngày

Nhiều lúc ăn trứng gà, bạn tự hỏi liệu mình có đang... sát sinh không? Bởi vì quả trứng bạn ăn nếu được ấp nở sẽ thành gà con, không phải vậy sao?

Đăng ngày: 01/02/2017
Đố bạn: Rốn của con gà nằm ở đâu?

Đố bạn: Rốn của con gà nằm ở đâu?

Dù câu trả lời của bạn là gì thì cứ từ từ đã. Muốn biết gà có rốn hay không, hãy xem rốn là cái gì đã.

Đăng ngày: 01/02/2017
Gà cũng có khả năng thưởng thức âm nhạc

Gà cũng có khả năng thưởng thức âm nhạc

Một nhà khoa học thuộc trường Đại học New England (Australia) đã công bố một nghiên cứu khiến nhiều người ngạc nhiên, đó là loài gà cũng có khả năng thưởng thức và hoạt động theo điệu nhạc.

Đăng ngày: 31/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News