Phát hiện rùng mình về sinh vật sống trong tế bào ung thư
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Ravid Straussman từ Khoa Sinh học Phân tử Tế bào của Viện Khoa học Weizmann đã lần lượt phát hiện ra những vi khuẩn lạ sống trong các tế bào ung thư tụy, não, xương, vú, phổi…; cũng như phân loại được các quần thể vi khuẩn độc nhất vô nhị cư ngụ trong từng loại tế bào ung thư.
Các hình ảnh chụp bằng phương tiện kỹ thuật cao của Israel lần đầu hé lộ về cộng đồng vi khuẩn cư ngụ trong các tế bào ung thư - (ảnh: Viện Khoa học Weizmann).
Các "quái vật" đơn bào bé nhỏ này ảnh hưởng nhiều đến diễn tiến bệnh hơn họ tưởng tượng. Một số loài vi khuẩn có thể tăng cường phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại ung thư mạnh mẽ hơn; trong khi một số khác là những "kẻ thù" đáng nguy hiểm vì ngăn chặn phản ứng miễn dịch và tác dụng của việc điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Hệ vi sinh vật trong tế bào ung thư cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống của bệnh nhân. Điều này đã được tìm thấy khi các tác giả đối chiếu hệ vi khuẩn trong khối u phổi của bệnh nhân hút thuốc và không hút thuốc.
Tuy nghe có vẻ đáng sợ, nhưng theo tiến sĩ Straussman, phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị ung thư thế hệ mới, dựa trên việc kiểm soát hệ vi sinh vật đang trú ngụ trong các tế bào ung thư. Ví dụ, đó là các loại thuốc nhắm trúng đích để tiêu diệt các vi khuẩn ngăn chặn khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi để biến chúng thành "đồng minh".
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science.

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?
Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

7 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy bạn cần nhớ
Tỏi, nấm, raubina, súp lơ xanh, khoai lang, sữa chua và quả anh đào là những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy hiệu quả.

Vì sao nhiều người trẻ bị ung thư?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ người già mới bị ung thư ruột (hay còn gọi là ung thư đại trực tràng). Tuy nhiên, số ca ung thư đại trực tràng trẻ hóa tại Mỹ gia tăng đang khiến nhiều người kêu gọi cần có biện pháp sàng lọc sớm hơn.
