Phát hiện "siêu xa lộ" mang dấu chân người và động vật cổ đại
Cách đây hàng nghìn năm, một dải đất dọc theo bờ biển phía tây nước Anh đã từng là "siêu xa lộ" cho người và động vật. Với sự lên xuống của thủy triều con đường này ngày càng lộ rõ.
Các tác giả nghiên cứu Alison Burns và Jamie Woodward kiểm tra dấu chân động vật và con người 8.500 năm tuổi tại một trong những lớp bùn thời kỳ đồ đá cũ ở Anh.
Những dấu chân cổ đại được nhìn thấy dọc theo đường bờ biển dài gần 3 km gần Formby, nước Anh. Các vết chân cho thấy, khi các sông băng tan chảy và mực nước biển dâng lên sau khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc vào khoảng 11.700 năm trước, con người và động vật bị buộc phải vào đất liền, do đó hình thành một khu vực hoạt động của con người và động vật.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution số tháng 10, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những con đường mòn, một trong số đó đã hơn 8.000 năm tuổi, có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ, hoặc thời kỳ đồ đá giữa (15.000 trước Công nguyên đến năm 50 trước Công nguyên) đến thời trung cổ (từ năm 476 đến năm 1450 sau Công nguyên).
Các nhà nghiên cứu đã thu thập được hạt giống từ cây bạch dương và cây vân sam nằm rải rác trong các lớp của tuyến đường này và xác định niên đại của chúng bằng carbon phóng xạ.
Tổng cộng có một chục dấu chân tường "được bảo quản tốt", một số trong số đó được xếp chồng lên nhau, tạo ra khoảng 36 lớp lộ thiên. Những dấu chân này không chỉ là dấu chân của con người mà còn bao gồm dấu chân nhiều loài động vật đã tuyệt chủng như hươu đỏ, lợn rừng, chó sói, linh miêu và sếu.
Trong số hàng chục dấu chân được phát hiện tại khu vực này, một số dấu chân đặc biệt nổi bật, không chỉ vì nó là dấu vết lâu đời nhất, cách đây khoảng 8.500 năm. Các nhà nghiên cứu cho biết, con người cổ đại đi chân trần, bùn đã rỉ ra giữa từng ngón chân, vì vậy các nhà nghiên cứu sẽ có được tất cả các đặc điểm của dấu chân để nghiên cứu. Ngay sát chúng là dấu chân của một con sếu, rất có thể con người cổ đại đang săn mồi. Và bên cạnh sếu, có một tập hợp rất rõ ràng các dấu vết hươu đỏ trưởng thành.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra dấu chân không phải là duy nhất trong khu vực này. Một địa điểm khảo cổ gần đó chứa các dấu ấn của con người 900.000 năm tuổi lộ ra trong một cơn bão năm 2013 ở Norfolk, nằm cách Formby khoảng 400km về phía đông nam, nhưng những dấu chân tìm thấy ở Formby khá đặc biệt vì nó tiết lộ con người và động vật đã sống cùng nhau hàng nghìn năm trước.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
