Phát hiện sinh vật đầu tiên chuyên ăn virus

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện một loài trùng lông sử dụng virus làm thức ăn.

Do virus có mặt ở khắp mọi nơi, các tổ chức sinh vật thường tình cờ nuốt phải chúng. Nhưng nhà nghiên cứu John DeLong ở Đại học Nebraska-Lincoln muốn tìm hiểu có bất kỳ loài vi sinh vật nào chủ động ăn virus hay không và chế độ ăn như vậy liệu có giúp hỗ trợ sự phát triển thể chất của cá nhân và quần thể không trong bài báo công bố hôm 27/12 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Phát hiện sinh vật đầu tiên chuyên ăn virus
Hình ảnh hiển vi trùng lông tấn công một tế bào tảo. (Ảnh: Kit Lee và Angie Fox)

"Virus cấu tạo từ axit nucleic, gồm nhiều nitơ và phospho", De Long cho biết. "Chắc chắn có loài nào đó đã học được cách ăn virus sống".

Để kiểm tra giả thuyết, DeLong và cộng sự thu thập mẫu nước ao, cô lập những vi sinh vật khác nhau, sau đó thêm lượng lớn chlorovirus, loài virus nước ngọt chuyên lây nhiễm tảo xanh. Qua vài ngày, nhóm nghiên cứu theo dõi số lượng virus và nhiều vi khuẩn khác để xem chúng có ăn virus hay không.

Các nhà nghiên cứu phát hiện một vi sinh vật đặc biệt dường như thích ăn virus, đó là loài trùng lông tên Halteria. Trong mẫu nước không có nguồn thức ăn nào khác cho trùng lông, số lượng Halteria gia tăng gấp khoảng 15 lần trong vòng hai ngày, trong khi lượng chlorovirus giảm gấp 100 lần. Trong mẫu vật kiểm soát không có virus, Halteria không phát triển. Ở những kiểm tra sau đó, nhóm nghiên cứu dùng chất nhuộm phát quang để gắn thẻ cho ADN của chlorovirus. Họ nhận thấy tế bào Halteria nhanh chóng phát sáng. Điều này giúp xác nhận Halteria thực sự đang tiêu hóa virus.

Những thí nghiệm trên chỉ ra Halteria là sinh vật ăn virus đầu tiên được biết tới nhưng nhiều khả năng không phải là duy nhất. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm hiểu hiện tượng, bao gồm ảnh hưởng của nó tới mạng lưới thức ăn và hệ thống lớn hơn như chu kỳ carbon.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học

Các nhà khoa học "nắn" thẳng tháp nghiêng Pisa như thế nào?

Kỳ quan Tháp nghiêng Pisa đang có những bước hồi phục tốt hơn mong đợi do nỗ lực của các kỹ sư và nhà khoa học.

Đăng ngày: 30/12/2022
Sinh viên giải mã được hệ thống ngôn ngữ 2.500 tuổi

Sinh viên giải mã được hệ thống ngôn ngữ 2.500 tuổi

Khám phá của nghiên cứu sinh ĐH Cambridge dù mới là ban đầu nhưng đã được xem là " một cuộc cách mạng" đối với những người sử dụng tiếng Phạn, theo Fox News.

Đăng ngày: 30/12/2022
Xem tằm nhả tơ, các nhà khoa học tìm ra phương pháp mới để sản xuất sợi nano nhanh và hiệu quả

Xem tằm nhả tơ, các nhà khoa học tìm ra phương pháp mới để sản xuất sợi nano nhanh và hiệu quả

Mẹ thiên nhiên luôn có giải pháp cho mọi vấn đề, chỉ là chúng ta có nhận ra chúng sớm hay không mà thôi.

Đăng ngày: 30/12/2022
Mặt trái quyền lực dưới cái nhìn của người Ai Cập cổ đại

Mặt trái quyền lực dưới cái nhìn của người Ai Cập cổ đại

Không chỉ là những truyện kể dân gian mang màu sắc huyền ảo, lý giải về quá trình tạo dựng và vận hành thế giới, thần thoại còn mang nhiều giá trị về pháp luật, đạo đức.

Đăng ngày: 30/12/2022
Bức tuyệt tác thời Ai Cập cổ đại chân thực đến mức các nhà khoa học xác định chính xác chim chóc trong tranh

Bức tuyệt tác thời Ai Cập cổ đại chân thực đến mức các nhà khoa học xác định chính xác chim chóc trong tranh

Tuy vẫn có một số chi tiết được cách điệu, nhưng các nhà khoa học cho rằng đó là nỗ lực phân biệt chim di cư với chim bản địa của các họa sĩ cổ đại.

Đăng ngày: 29/12/2022
Bí mật hơn 100 năm tuổi: Điều gì được giấu trong chai bia ở ga Michigan?

Bí mật hơn 100 năm tuổi: Điều gì được giấu trong chai bia ở ga Michigan?

Hai công nhân tên là Lukas Nielsen và Leo Kimble đã phát hiện ra chai bia khi đang làm việc tại Nhà ga Trung tâm Michigan.

Đăng ngày: 29/12/2022
Hồ phép lạ trong Kinh thánh mở cửa cho công chúng tham quan

Hồ phép lạ trong Kinh thánh mở cửa cho công chúng tham quan

Hồ nước 2.700 năm tuổi ở Jerusalem xuất hiện trong Kinh thánh sẽ được khai quật và lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại mở cửa cho du khách tham quan.

Đăng ngày: 29/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News