Phát hiện sinh vật như ngoài hành tinh, ăn đá, sống trong "mộ băng"
Những sinh vật bí ẩn ở Nam Cực có thể cung cấp manh mối về cách sự sống phát triển trên các hành tinh khác.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra sự sống ở nơi khó lòng ngờ tới: trong một hồ nước ngầm tăm tối, sâu 800 mét bên dưới vùng đất "chết" ở Nam Cực, theo Live Science
Trái với cánh đồng băng cô quạnh mà các nhà khoa học đang cắm trại, dưới chân họ lại là một cộng đồng vi sinh vật vô cùng phong phú. Ở nơi ấy, chắc chắn chúng không có được những điều kiện cần thiết cho sự sống quen thuộc, bao gồm ánh sáng, dưỡng khí và nguồn thức ăn. Tuy nhiên những sinh vật này – được cho là sẽ rất giống các sinh vật ngoài hành tinh mà con người hy vọng tìm được – đã sống bằng cách "ăn" đá xói mòn.
Trại nghiên cứu của nhóm khoa học gia tại Nam Cực, bên dưới đó là cả một cộng đồng vi sinh vật phong phú sống trong hồ ngầm lạnh giá - (Ảnh: NEW SCIENTIST).
"Các nghiên cứu trước đây thường chỉ xem xét khả năng xói mòn tạo ra các loại khí trong môi trường hồ ngầm dưới băng, nhưng chúng tôi đã đi xa hơn bằng cách xem xét liệu hiện tượng xói mòn có thể giải phóng các nguồn dinh dưỡng sinh học quan trọng vào nước hay không" – tiến sĩ Beatriz Gill Olivas, nhà băng học từ Đại học Bristol (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.
Các nhà khoa học đã phân tích trầm tích hồ ngầm Whilans của Nam Cực bằng cách khoan sâu xuống lòng đất để lấy mẫu. Hồ này có lịch sử phức tạp với các thời kỳ tích nước và cạn nước. Một dòng băng chảy xiết đã xuyên qua hồ ngầm này và tạo ra một số xói mòn.
Kết quả cho thấy sự xói mòn đã giải phóng nhiều chất khác nhau như hydro, metan, carbon dioxide và amoni. Đó là nguồn sống cho một số sinh vật dị dưỡng hay ăn khí metan để sống, hoặc một số loại khác lại thích chuyển đổi amoni thành nitrit rồi nitrat. Nói cách khác, những tảng đá trơ trọi bên dưới hồ băng lại trở thành nguồn thức ăn hết sức phong phú cho nhiều loài vi sinh vật.
Điều đáng chú ý nhất là nhiều hành tinh khác mà con người đã xác định được tuy không có các điều kiện phù hợp cho sự sống trên bề mặt như Trái đất, nhưng đã được chứng minh là sở hữu các hồ ngầm với đặc tính tương tự. Vì vậy, chính những sinh vật quái dị và bé nhỏ mà chúng ta tìm thấy ở Nam Cực có thể là chân dung của "người ngoài hành tinh" mà bấy lâu con người mơ ước được gặp gỡ. Phát hiện này sẽ giúp định hướng cho các mục tiêu săn tìm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Nghiên cứu vừa công bố trên Communications Earth & Environment.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
