Phát hiện sốc: Trong mắt tồn tại 1 cộng đồng vi khuẩn

Đôi mắt vốn được cho là nơi "vô khuẩn" nhưng phát hiện mới cho thấy trong mắt lại tồn tại vi khuẩn như trong ruột ta vậy.

Mặc dù trong cơ thể chúng ta tồn tại nhiều vi khuẩn nhưng chúng hầu hết sinh sống ở trong ruột hay các vùng da khác. Kể từ xưa đến nay, nhiều người vẫn tin rằng, đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn là nơi "vô khuẩn".

Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Mắt quốc gia (NEI) của Mỹ mới đây đã chỉ ra, hóa ra trong đôi mắt chúng ta tồn tại 1 cộng đồng vi khuẩn, có thể bảo vệ ta tránh khỏi bệnh tật.


Đôi mắt chúng ta tồn tại 1 cộng đồng vi khuẩn, có thể bảo vệ ta tránh khỏi bệnh tật.

Kết luận này được đưa ra sau khi Rachel Caspi thuộc phòng thí nghiệm miễn dịch học ở NEI cùng đồng nghiệp tiến hành thử nghiệm.

Theo đó, giới chuyên gia đã tìm hiểu mí mắt của chuột và phát hiện có rất nhiều vi khuẩn gồm vi khuẩn Corynebacterium mastitidis - 1 loại vi khuẩn thường sống trên da người.

Vi khuẩn trông có vẻ hơi kỳ lạ - có hình dạng que thông thường, sợi mỏng gọi là sợi filament. Chúng vốn được biết là tạo phản ứng miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự phát triển của mầm bệnh trong mắt.

Người đứng đầu nghiên cứu - tiến sĩ Anthony St. Leger thuộc Viện Y tế quốc gia chia sẻ rằng: "C. mastitidis là 1 cư dân thường trú trong mắt chứ không phải là vị khách lạ xâm nhập vào mắt. Chúng đã tồn tại ở nơi đây từ khi bạn còn trong thời thơ ấu".


Vi khuẩn trông có vẻ hơi kỳ lạ - có hình dạng que thông thường, sợi mỏng gọi là sợi filament.

Nghiên cứu kỹ hơn, nhóm chuyên gia đã chia 2 nhóm chuột và cho chúng sống trong cùng 1 điều kiện. Một nhóm có khuẩn C. mastitidis, nhóm còn lại thì không.

Kết quả chỉ ra, khuẩn C. mastitidis không lây lan từ nhóm này sang nhóm khác mà chúng thực sự sinh sôi trong mắt. Theo các chuyên gia, vi khuẩn này được truyền từ mẹ sang con.

Mặc dù còn phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nhưng bước đầu giới chuyên gia nhận thấy loại vi khuẩn này luôn hiển hiện trong mắt và có chức năng khá hữu ích là tạo phản ứng miễn dịch, giúp ngăn sự phát triển mầm bệnh lạ.


Cơ thể chúng ta là 1 bộ máy cực lạ kỳ và vẫn còn nhiều lắm điều ta cần khám phá.

Từ phát hiện này, chuyên gia Caspi cho rằng, mắt của chúng ta cũng tồn tại cộng đồng khuẩn tương tự bởi về mặt sinh học, mắt của người và chuột tương tự nhau.

Theo nhóm nghiên cứu, có nhiều thứ ta cần phải tìm hiểu về mối quan hệ cộng sinh này. Không rõ C. mastitidis tồn tại và sống sót sao trong điều kiện khắc nghiệt của kết mạc nhưng nó vẫn tồn tại 1 cách hiên ngang và chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác.

Phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cộng đồng vi khuẩn trong cơ thể nói riêng và sự kỳ thú của cơ thể nói chung. Điều đó cho thấy, cơ thể chúng ta là 1 bộ máy cực lạ kỳ và vẫn còn nhiều lắm điều ta cần khám phá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News