Phát hiện sốc về “quái vật mỉm cười” 66 triệu năm trước
Một nụ cười mỉa mai, ma quái hiện ra trên đôi môi mỏng có thể là bí quyết tăng sức mạnh của loài quái vật "sát thủ" nhất từng bước đi trên địa cầu.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Thomas Cullen từ Đại học Auburn (Alabama - Mỹ) và nhà cổ sinh vật học Mark Witton từ Đại học Postmouth (Anh) cho thấy khủng long bạo chúa T-rex - sinh vật đã hùng cứ cho đến khi thiên thạch giết khủng long Chicxulub đặt dấu chấm hết 66 triệu năm trước - rất có thể sở hữu một đôi môi mỏng.
Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về vẻ ngoài của nó: Không phải một sinh vật lúc nào cũng phô bày hàm răng kinh khủng, mà có cái miệng ngậm chặt và thỉnh thoảng nhếch lên trông giống như nụ cười ma quái.
T-rex rất có thể có môi giống thằn lằn - (Ảnh: Mark P. Witton).
Tuy nhiên phát hiện này không chỉ thể hiện "nhan sắc" của một trong những quái vật kinh khủng nhất mọi thời đại này, mà còn là bí quyết sức mạnh của chúng.
Cá sấu có thể đại diện cho những loài bò sát không môi. Điều này tạo cho chúng dung nhan kinh dị hơn vì lúc nào cũng phô bày bộ răng kinh khủng, nhưng cũng khiến răng của chúng dễ bị gãy vì không được giữ đủ độ ẩm.
Nếu khủng long bạo chúa có môi như thằn lằn, răng của chúng sẽ chắc khỏe và bền hơn rất nhiều, khiến cú tấn công càng nguy hiểm hơn.
Theo Live Science, phát hiện này đến từ việc phân tích răng hóa thạch của Daspletosaurus, một loài khủng long ăn thịt có họ hàng rất gần với T-rex, nhỏ hơn một chút, được bảo quản tại bảo tàng Úc.
Miệng ngậm lại khiến quái vật này giữ được bộ hàm "sát thủ" hơn - (Ảnh: Mark P. Witton).
Chiếc răng 500 ngày tuổi được điều tra cẩn thận độ mòn. Chất lượng men răng cho thấy nó phải nằm trong một chiếc miệng ngậm chặt. Răng T-rex thường cũng được bảo quản tốt giống vậy.
Một số so sánh với nhiều loài khủng long và bò sát khác khiến họ càng chắc chắn T-rex phải có mô mềm bao phủ răng. Theo tính toán, đó phải là một đôi môi mỏng, có thể mỏng và không kín như môi thằn lằn.
Các nhà khoa học vẫn kỳ vọng tìm thấy nhiều bằng chứng hơn để chứng minh cụ thể hơn phát hiện đặc sắc này.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
