Phát hiện sóng vô tuyến bất thường từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học thuộc trường Đại học Sydney (Australia) đã phát hiện những tín hiệu bất thường xuất phát từ hướng của trung tâm Dải Ngân hà.

Khám phá này được đăng trên tạp chí Vật lý thiên văn ngày 12/10, các nhà khoa học cho biết sóng vô tuyến phát sinh từ một nguồn mới bất thường này - được đặt tên là SKAP J173608.2-321635 theo tọa độ của nó - có thể là chỉ dấu về một lớp sao mới chưa từng được biết đến.

Phát hiện sóng vô tuyến bất thường từ trung tâm Dải Ngân hà
Tín hiệu vô tuyến này có độ phân cực rất cao.

Ông Wang Ziteng - tác giả chính của nghiên cứu này - cho biết: “Đặc tính kỳ lạ nhất của tín hiệu mới này là nó có độ phân cực rất cao. Điều này có nghĩa là ánh sáng của tín hiệu này chỉ dao động theo một hướng, song hướng đó sẽ quay theo thời gian. Độ sáng của vật thể cũng thay đổi đáng kể theo hệ số 100, và tín hiệu bật và tắt dường như ngẫu nhiên. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ hiện tượng nào như vậy".

Nhiều loại sao phát ra ánh sáng thay đổi trên phổ điện từ. Các nhà nghiên cứu ban đầu nhận định rằng tín hiệu vô tuyến lạ trên có thể là một sao xung, loại sao neutron (chết) rất dày đặc, quay rất nhanh, hoặc một loại sao phát ra các tia sáng Mặt Trời khổng lồ. Tuy nhiên, các tín hiệu từ sóng vô tuyến mới này xuất hiện với các nguồn biến đổi mà các nhà nghiên cứu chưa được hiểu rõ.

Sau cuộc khảo sát thiên văn nhằm tìm kiếm những vật thể mới bất thường trong giai đoạn 2020-2021, các nhà thiên văn học chưa phát hiện thêm thông tin gì về nguồn sóng vô tuyến thoáng qua này.

Giáo sư Tara Murphy (cũng thuộc trường đại học trên) cho biết hành vi của vật thể này rất bất thường và không liên tục, khiến việc khám phá bí mật về nguồn gốc của sóng vô tuyến này càng khó khăn hơn. Giáo sư Murphy cho biết: "Vật thể này đặc biệt ở chỗ nó bắt đầu là vô hình, rồi trở nên sáng hơn, sau đó mờ dần rồi xuất hiện trở lại... Chúng tôi đã thử quan sát bằng kính thiên văn vô tuyến MeerKAT cực nhạy ở Nam Phi. Vì tín hiệu không liên tục, nên chúng tôi chỉ quan sát hiện tượng này trong 15 phút, vài tuần một lần. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ lại gặp lại nó". 

Nhóm các nhà thiên văn trên sẽ tiếp tục theo dõi sát tín hiệu lạ để tìm kiếm thêm manh mối về nguồn gốc của nó. Với những tiến bộ vượt bậc trong thiên văn học vô tuyến, việc nghiên cứu các vật thể biến đổi hoặc thoáng qua trong sóng vô tuyến là một lĩnh vực lớn giúp con người khám phá ra bí mật của vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành đoàn tàu Thần Châu 13 sắp bay lên trạm Thiên Cung

Phi hành đoàn tàu Thần Châu 13 sắp bay lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc chuẩn bị đưa 3 phi hành gia trẻ tuổi lên trạm vũ trụ trên quỹ đạo từ căn cứ ở phía tây bắc sa mạc Gobi sau nửa đêm ngày 16/10.

Đăng ngày: 15/10/2021
Vận chuyển kính viễn vọng 10 tỷ USD bằng

Vận chuyển kính viễn vọng 10 tỷ USD bằng "valy" khổng lồ

Để đưa kính viễn vọng không gian lớn nhất thế giới vượt quãng đường hàng nghìn kilomet, NASA phải dùng tới một container đồ sộ có thiết kế đặc biệt.

Đăng ngày: 14/10/2021
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 14/10/2021
Australia bắt đầu chế tạo tàu thám hiểm Mặt trăng

Australia bắt đầu chế tạo tàu thám hiểm Mặt trăng

Australia đang chế tạo một tàu thám hiểm Mặt Trăng, có khả năng cất cánh trong vòng 5 năm tới.

Đăng ngày: 14/10/2021
Blue Origin kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất vào vũ trụ

Blue Origin kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất vào vũ trụ

Tối 13/10 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ của công ty Blue Origin đã trở lại Trái Đất, kết thúc thành công sứ mệnh đưa hành khách lớn tuổi nhất bay vào vũ trụ.

Đăng ngày: 14/10/2021
19 tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất: Phát hiện 4 hành tinh mới

19 tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất: Phát hiện 4 hành tinh mới

Kính viễn vọng vô tuyến LOFAR của Hà Lan vừa bắt được tín hiệu vô tuyến lạ từ các ngôi sao lùn đỏ trong bán kính 160 năm ánh sáng quanh Trái đất.

Đăng ngày: 13/10/2021
Vũ trụ đâu chỉ có hố đen, đã ai biết

Vũ trụ đâu chỉ có hố đen, đã ai biết "hố trắng" cũng đáng gờm không kém?

Hố đen không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng đã bao giờ bạn nghe đến “hố trắng vũ trụ”?

Đăng ngày: 13/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News