Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu khai quật tàn tích của một khu rừng trải dài 400km từ bang New York State tới Pennsylvania cách đây hơn 380 triệu năm.

Phát hiện tàn tích khu rừng cổ nhất thế giới
Hệ rễ của cây Archaeopteris trong rừng Cairo nhìn từ trên cao. (Ảnh: IFL Science).

Nhóm nghiên cứu phát hiện khu rừng cổ đại tại đáy mỏ đá sa thạch ở thị trấn nhỏ Cairo thuộc New York. Đây là khu rừng cổ nhất thế giới từng được tìm thấy. "Kỷ Devon là thời kỳ khu rừng đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất", trưởng nhóm nghiên cứu William Stein, giáo sư danh dự khoa Sinh vật học ở Đại học Binghamton, cho biết. "Điều này dẫn tới những thay đổi trong hệ sinh thái ở đất liền và đại dương, nồng độ CO2 trong khí quyển và khí hậu toàn cầu. Từ sau đó, thế giới không bao giờ giống như trước nữa".

Khu rừng rộng 3.000 m2 giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa và vai trò của cây rừng. Khi các loài thực vật đơn giản tiến hóa thành hệ thống phức tạp hơn, tương tác của chúng với đất đai và khí quyển cũng thay đổi, góp phần tạo ra thế giới ngày nay, theo tiến sĩ Chris Berry ở Trường Khoa học Trái Đất và Đại dương thuộc Đại học Cardiff.

Rừng Cairo là nơi sinh trưởng của ba nhóm thực vật, mỗi nhóm có hệ thống rễ riêng độc đáo. Những cây dương xỉ cành nguyên thủy không có phiến lá dẹt, hình dáng giống dương xỉ đuôi ngựa ngày nay, cao từ 30 cm đến 3 m.

Một nhóm thực vật khác là cây thân gỗ Archaeopteris. Với hình dáng giống cây lá kim, Archaeopteris có phiến lá dẹt và hệ rễ tỏa rộng. Mọc cao tới 11 m, nhóm cây này có nhiều đặc điểm tương tự cây hiện đại, hé lộ quá trình chuyển tiếp từ thể bào tử sang cây mang hạt.

Các nhà nghiên cứu chưa xác định được nhóm cây còn lại thuộc loài nào nhưng suy đoán đó có thể là cây thạch tùng. Theo họ, hóa thạch cá ở bề mặt mỏ đá cho thấy khu rừng bị xóa sổ bởi một trận lụt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Cá sấu tiền sử nặng 3 tấn và dài bằng xe buýt

Trọng lượng đồ sộ là nguyên nhân thúc đẩy cá sấu caiman tiền sử mọc thêm đốt sống ở xương cùng để chống đỡ sức nặng.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Phát hiện tàn tích xưởng nước mắm 2.000 năm

Xưởng chế tạo garum, loại nước mắm nổi tiếng người La Mã mang theo trong mọi cuộc chinh phạt, nằm cách xa thành phố cổ do gây mùi khó chịu.

Đăng ngày: 19/12/2019
Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

Phát hiện bãi cọc nhà Trần gần nghìn năm tuổi

Viện khảo cổ học đang khai quật bãi cọc với nhiều chỉ dấu có từ thời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại huyện Thủy Nguyên.

Đăng ngày: 19/12/2019
Hy Lạp khám phá ra 2 ngôi mộ cổ 3.500 năm tuổi

Hy Lạp khám phá ra 2 ngôi mộ cổ 3.500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra 2 ngôi mộ có niên đại khoảng 3.500 năm, gần cung điện thời kỳ Mycenae, vùng Peloponnese, miền nam Hy Lạp.

Đăng ngày: 18/12/2019
Hài cốt 5.000 năm tuổi mắc hội chứng lùn hiếm gặp

Hài cốt 5.000 năm tuổi mắc hội chứng lùn hiếm gặp

Các nhà khảo cổ học phá hiện hài cốt nhỏ bé của một thanh niên mắc hội chứng "lùn cân đối" trong ngôi mộ thời Đồ đá mới.

Đăng ngày: 18/12/2019
Cốc rượu 3.500 năm tuổi dùng một lần

Cốc rượu 3.500 năm tuổi dùng một lần

Chiếc cốc cổ làm bằng đất sét, hình nón ngược, không quai, được sử dụng trong những bữa tiệc của người Minoan.

Đăng ngày: 18/12/2019
Chó đánh hơi thấy hóa thạch thằn lằn cá cổ đại

Chó đánh hơi thấy hóa thạch thằn lằn cá cổ đại

Hóa thạch 65 triệu năm tuổi của một con Ichthyosaur khổng lồ tình cờ được phát hiện bởi hai chú chó trong lúc đi dạo cùng chủ nhân.

Đăng ngày: 17/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News