Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
Hóa thạch 150 triệu tuổi ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc có đầu, cánh và bộ lông như những thần điểu huyền thoại, nhưng đôi chân và móng vuốt kinh khủng như T-rex.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Min Wang, Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ nhân học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, đã đặt tên cho hóa thạch của sinh vật mới phát hiện này là Fujianvenator prodigiosus, tức "sinh vật phi thường từ Phúc Kiến".
Nó là một loài hoàn toàn mới, thuộc nhánh Avialae của dòng họ khủng long. Đây là nhánh duy nhất có những con khủng long còn sống trên Trái đất - chính là loài chim.
"Thần điểu tỉnh Phúc Kiến" được các nhà khoa học tái hiện - (Ảnh đồ họa: Chuang Zhao).
Việc nghiên cứu về các sinh vật của nhóm khủng long "lai" chim này từng gặp nhiều cản trở, bởi có rất ít hóa thạch kỷ Jura về chúng được tìm thấy. Giai đoạn muộn của kỷ Jura chính là thời điểm Avialae vừa tách ra khỏi dòng dõi chung với khủng long chân thú - là nhánh bao gồm khủng long bạo chúa T-rex khét tiếng.
Vì vậy, sự lộ diện của Fujianvenator prodigiosus là một khám phá đặc biệt quý giá của ngành cổ sinh vật học. Nó chính là sinh vật của giai đoạn "giao thời" đó, một Avialae sơ khai mang trên cơ thể nhiều nét giống khủng long chân thú, theo bài công bố trên Nature.
Theo tiến sĩ Wang, hóa thạch này có thể là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng để giải mã nguồn gốc tiến hóa của các hình thái chim bay đặc trưng, cũng như thời đại đa dạng hóa quy mô toàn cầu đầu tiên của chim trong kỷ Phấn Trắng.
"Thần điểu tỉnh Phúc Kiến" có kích thước chỉ bằng một con gà lôi nhưng là khủng long ăn thịt cực kỳ hung dữ, sống trong môi trường đầm lầy, có thể chạy hoặc lội nước với tốc độ cao, linh hoạt.
Hình ảnh phục dựng mô tả một sinh vật có phần thân trên tuyệt đẹp như thần điểu trong truyền thuyết, nhưng cuối đôi cánh là cặp vuốt sắc nhọn. Phần thân dưới vẫn khá đồ sộ với đôi chân chắc khỏe kiểu T-rex, cùng một chiếc mỏ có răng rất nguy hiểm.
Điểm khác biệt lớn của nó với khủng long chân thú là sức mạnh và sự linh hoạt của thân trên, chi trước. Thay vì sở hữu đôi tay teo nhỏ, gần như khối thịt thừa kiểu T-rex, đôi tay có lông vũ như cánh của nó khỏe và linh hoạt, thể hiện quỹ đạo tiến hóa dẫn đến tỉ lệ điển hình của loài chim.
"Tuy nhiên Fujianvenator prodigiosus là một loài kỳ lạ đã tách khỏi quỹ đạo chính và phát triển cấu trúc chi sau kỳ quái" - tiến sĩ Wang cho biết.
Khủng long này là một phần của Hệ động vật Chính Hòa, với vô số loài quái vật cổ xưa kỳ lạ, vừa được phát hiện ở huyện Chính Hòa, thị trấn Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
