Phát hiện thần kỳ về chú rùa sống trong dạ dày cá vược miệng lớn
Trong lúc lấy mẫu mô của cá vược miệng rộng, các nhà khoa học kinh ngạc khi thấy bụng nó chuyển động và thận trọng mở ra xem xét.
Các nhà sinh vật học tại Ủy ban Bảo tồn Cá và Sinh vật hoang dã Florida (FWC) dùng thuyền máy bắt cá vược miệng rộng tại Everglades để nghiên cứu, UPI hôm 5/3 đưa tin. Trên bàn thí nghiệm, họ tiến hành thu thập mẫu mô, sỏi tai và xác định giới tính của toàn bộ số cá bắt được.
Chú rùa còn sống trong dạ dày cá vược.
Một thành viên trong nhóm nghiên cứu bất ngờ nhận thấy bụng của một con cá đang chuyển động. Chuyên gia này cẩn thận mở dạ dày nó ra và phát hiện một con rùa còn sống.
"Rùa sống không phải là thứ mà các nhà sinh vật học thường tìm được trong dạ dày cá vược miệng rộng", nhóm nghiên cứu cho biết. Sau khi kiểm tra và xác định rùa vẫn khỏe mạnh, họ đã thả lại con vật xuống nước.
Cá vược miệng rộng (Micropterus salmoides) là loài cá nước ngọt ăn thịt có nguồn gốc từ miền đông và miền trung nước Mỹ, đông nam Canada, miền bắc Mexico nhưng đã được đưa tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Con trưởng thành chủ yếu ăn cá, tôm, ếch, còn con nhỏ thường ăn động vật giáp xác, côn trùng và cá nhỏ.
Cá vược miệng rộng thường dài 40 cm với tuổi thọ trung bình ngoài tự nhiên là 10 - 16 năm. Kỷ lục về chiều dài và tuổi thọ của loài vật này lên tới 97 cm và 23 năm, theo Cơ quan Cá và Sinh vật hoang dã Mỹ (USFWS). Trong khi đó, kỷ lục về cân nặng của chúng là 10,1 kg.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
