Phát hiện thành phần cần thiết cho sự sống quanh tiền sao

Các nhà thiên văn học hôm 27/1 báo cáo phát hiện những chất tiền trợ sinh xung quanh hai ngôi sao trẻ vẫn đang hình thành.

Một trong những yếu tố phân biệt sự sống và phi sự sống là khả năng sử dụng nhiều công cụ phân tử khác nhau - như ARN, ADN, protein và mạng lưới lipid - để lưu trữ, vận chuyển và giải phóng năng lượng. Tất cả các phân tử phức tạp đó đều dựa trên một số chất tiền trợ sinh, được gọi là prebiotic.

Prebiotic không hoàn toàn đại diện cho cách thức sự sống hình thành trên Trái đất hoặc một nơi nào đó chưa được biết đến trong vũ trụ, nhưng nếu muốn chuyển một hành tinh từ phi sự sống sang có sự sống, nó chắc chắn phải trải qua một vài giai đoạn phức tạp liên quan đến các chất tiền trợ sinh này.

Ví dụ, cặp đồng phân metyl isocyanate (CH3NCO) và glycolonitril (HOCH2CN) có các nguyên tố cơ bản giống nhau, nhưng được sắp xếp khác nhau trong không gian. Chúng đều cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Methyl isocyanate là chất ăn da, còn glycolonitril nhanh chóng phân hủy thành formaldehyde và hydro cyanide độc hại. Mặc dù vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình để đạt được sự sống. Cả hai tham gia vào việc hình thành cấu trúc peptide (các peptide cuối cùng sẽ kết dính với nhau để tạo thành protein) và adenine (một trong bốn cơ sở trong mã di truyền ADN của chúng ta).

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí arXiv, các nhà thiên văn học đã báo cáo phát hiện hai chất tiền trợ sinh metyl isocyanate và glycolonitril lơ lửng trong không gian xung quanh hai tiền sao có tên là Serpens SMM1-a và IRAS 16293B.

Phát hiện thành phần cần thiết cho sự sống quanh tiền sao
Ảnh chụp một tiền sao đang trong quá trình hình thành sao. (Ảnh: NASA/ESA).

Tiền sao là những ngôi sao rất trẻ vẫn đang trong quá trình hình thành. Chúng tập hợp khối lượng từ các đám mây khí bụi nhưng chưa đạt đủ mật độ và nhiệt độ để kích hoạt phản ứng tổng hợp hạt nhân. Việc quan sát các tiền sao là rất cần thiết nếu muốn hiểu được sự sống phát triển như thế nào trong vũ trụ, bởi các hành tinh hỗ trợ sự sống đều được sinh ra từ hệ thống tiền sao này.

Để xác định các phân tử metyl isocyanate và glycolonitril, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật quang phổ. Các quan sát từ kính viễn vọng vô tuyến mạnh hàng đầu thế giới Atacama Large Millimeter/sub-millimeter Array (ALMA) ở Chile đã cho phép họ nghiên cứu chi tiết ánh sáng đến từ các tiền sao. Do mỗi loại nguyên tố và phân tử tạo ra "dấu vết bước sóng" riêng, các nhà thiên văn học có thể đối chiếu phát xạ từ các tiền sao với các phát xạ đã biết để tìm ra chất tiền trợ sinh.

"Thật tuyệt vời khi những thành phần cần thiết cho sự sống được tìm thấy trong hai hệ thống còn non trẻ và đang hình thành. Điều đó có nghĩa là nếu chúng phát triển các hành tinh, các hành tinh đó sẽ có khả năng hỗ trợ sự sống", các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh trong báo cáo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy vật liệu ngoài hành tinh ở nơi khó sống nhất Trái đất

Tìm thấy vật liệu ngoài hành tinh ở nơi khó sống nhất Trái đất

Một thứ bấy lâu được biết đến như khoáng chất sao Hỏa bất ngờ được tìm thấy sâu trong lõi băng ở Nam Cực của Trái đất.

Đăng ngày: 30/01/2021
Các ngôi sao chết như thế nào?

Các ngôi sao chết như thế nào?

Các ngôi sao bắt đầu cuộc sống khi phản ứng hợp hạch hydro xảy ra bên trong lõi nóng, cô đặc của chúng. Một khi quá trình này khởi động, cuộc chơi cũng bắt đầu.

Đăng ngày: 29/01/2021
Nghiên cứu mới mô tả cách phát hiện hố giun - Cánh cổng cho phép ta du hành tới những vùng không gian khác

Nghiên cứu mới mô tả cách phát hiện hố giun - Cánh cổng cho phép ta du hành tới những vùng không gian khác

Tính tới thời điểm hiện tại, ta vẫn chưa chứng minh được rằng hố giun thực sự tồn tại.

Đăng ngày: 28/01/2021
Phát hiện hệ sáu hành tinh kỳ lạ có quỹ đạo

Phát hiện hệ sáu hành tinh kỳ lạ có quỹ đạo "bị khóa"

Nghiên cứu mới cho thấy hệ thống TOI-178 cách Trái Đất 200 năm ánh sáng chứa ít nhất 6 hành tinh với quỹ đạo hiếm gặp.

Đăng ngày: 28/01/2021
Tồn tại những hố đen

Tồn tại những hố đen "quái vật" nặng tới mức phi thường

Nghiên cứu mới đây gợi ý về sự tồn tại của các hố đen thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với bất cứ thứ gì được hình dung trước đây.

Đăng ngày: 28/01/2021
Các nhà khoa học “nuôi” nội tạng người trong không gian để làm gì?

Các nhà khoa học “nuôi” nội tạng người trong không gian để làm gì?

Trạm không gian quốc tế ISS không chỉ phục vụ cho các sứ mệnh vũ trụ mà còn là phòng thí nghiệm cho sứ mệnh sinh học: nuôi cấy các bộ phận cơ thể người.

Đăng ngày: 27/01/2021
Tránh vi trùng từ... vũ trụ

Tránh vi trùng từ... vũ trụ

Các cơ quan vũ trụ trên thế giới ngày càng mang về nhiều mẫu vật từ các tiểu hành tinh, Mặt trăng và sao Hỏa.

Đăng ngày: 27/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News