Phát hiện thành phố 3.400 năm tuổi nhô lên trên sông Tigris
Một nhóm nhà khảo cổ học người Đức và Kurd phát hiện thành phố cổ 3.400 năm tuổi từ thời vương quốc Mittani, từng nằm trên sông Tigris.
Khu đô thị cổ nổi lên trên mặt nước hồ Mosul hồi đầu năm nay khi mực nước giảm nhanh do hạn hán nghiêm trọng ở Iraq. Thành phố rộng lớn chứa một cung điện và nhiều tòa nhà đồ sộ này có thể là Zakhiku, một trung tâm quan trọng dưới thời vương quốc Mittani (năm 1550 - 1350 trước Công nguyên).
Tàn tích thành phố thời Đồ Đồng nằm giữa hồ Mosul. (Ảnh: Đại học Tübingen)
Iraq là một trong nhiều nước trên thế giới chịu tác động mạnh nhất từ biến đổi khí hậu. Miền nam đất nước đặc biệt bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài hàng tháng liền. Để ngăn hoa màu chết khô, nhà chức trách lấy lượng lớn nước ở hồ Mosul từ tháng 12 năm ngoái. Điều này dẫn tới sự tái xuất hiện của thành phố thời Đồ Đồng bị chìm dưới nước nhiều thập kỷ trước tại khu Kemune, vùng Kurdistan, Iraq.
Sự xuất hiện của thành phố cổ đại đặt các nhà khảo cổ dưới áp lực đột xuất do phải khai quật và ghi chép tư liệu nhanh hết mức có thể trước khi công trình bị ngập lần nữa. Tiến sĩ Hasan Ahmed Qasim, chủ tịch Tổ chức khảo cổ Kurd, giáo sư - tiến sĩ Ivana Puljiz ở Đại học Freiburg và giáo sư - tiến sĩ Peter Pfälzner ở Đại học Tübingen lập tức quyết định hợp tác khai quật ở Kemune. Quá trình khai quật diễn ra vào tháng 1 và tháng 2/2022 dưới sự hỗ trợ của Hội đồng Cổ vật và Di sản tại Duhok. Đoàn khai quật được thành lập trong vòng vài ngày với áp lực cực lớn do họ không biết rõ khi nào nước trong hồ sẽ lại dâng lên.
Trong thời gian ngắn, các nhà nghiên cứu thành công trong việc lập bản đồ phần lớn thành phố. Ngoài một cung điện, họ cũng khám phá những tòa nhà lớn khác như pháo đài khổng lồ có tường thành và tháp canh, một tượng đài, tòa nhà lưu trữ nhiều tầng và tổ hợp công nghiệp. Nhóm nghiên cứu xác định quần thể được xây dựng vào thời kỳ vương quốc Mittani kiểm soát phần lớn vùng phía bắc Lưỡng Hà và Syria.
Các nhà nghiên cứu rất kinh ngạc trước tình trạng nguyên vẹn của những bức tường (một số cao tới vài mét) dù công trình xây bằng gạch bùn phơi khô và bị ngâm dưới nước hơn 40 năm. Ngoài ra, họ còn phát hiện 5 vại gốm chứa hơn 100 bảng chữ hình nêm, có niên đại từ thời kỳ Trung Assyria. Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện sẽ cung cấp thông tin quan trọng về kết cục của thành phố và thời gian người Assyria bắt đầu trị vì khu vực.
Để ngăn hư hại do nước dâng lên, những tòa nhà đã khai quật được che phủ toàn bộ bằng vải nhựa bó chặt và phủ đầy sỏi trong dự án bảo tồn với kinh phí từ Hiệp hội Gerda Henkel. Cách này giúp bảo vệ các bức tường bằng đất sét trong thời kỳ ngập nước.

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Tìm thấy "tiên dược" trong mộ cổ bề thế, chuyên gia phẫn nộ: Hàng nghìn năm sau cũng không dung thứ!
Nam Kinh được mệnh danh là "Lục triều cố đô". Các triều đại đặt tại kinh đô Nam Kinh hầu hết đều yên bình nhưng văn hóa lại vô cùng phát triển.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?
Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.
