Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Các nhà khoa học xác nhận rằng vật thể bí ẩn bay ngang qua Mặt Trời hồi tháng trước đến từ một Hệ Mặt Trời khác trong vũ trụ.

Thiên thể bí ẩn được đặt tên là 1I/2017 U1(’Oumuamua). Các nhà khoa học tin rằng nó là một trong hàng chục nghìn vật thể không xác định trong vũ trụ và đến từ một Hệ Mặt Trời khác.

Theo Guardian, kết luận về nguồn gốc của thiên thể này bắt nguồn từ quá trình phân tích quỹ đạo bay của nó. Bên cạnh đó, quan sát qua kính viễn vọng cho thấy 'Oumuamua có nét tương đồng với một số sao chổi và tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Hình ảnh mô phỏng Oumuamua. Ảnh: Getty.

'Oumuamua được cho là một vật thể tối màu, hấp thụ 96% lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt. Màu đỏ của nó là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của các phân tử hữu cơ, một trong những nhân tố cơ bản tạo nên sự sống.

Các nhà khoa học từng cho rằng các phân tử hữu cơ xuất hiện ở Trái Đất là do sự va chạm của các sao chổi và tiểu hành tinh trong vũ trụ. 'Oumuamua cho thấy quá trình tương tự có thể diễn ra ở Hệ Mặt Trời khác.

Hai nhóm nghiên cứu đã quan sát 'Oumuamua qua kính thiên văn và kết luận nó có chiều dài khoảng 400m. Ngoài ra, các nhà thiên văn học ở Đại học California cho rằng khoảng 10.000 vật thể bay kiểu này có khoảng cách rất gần Mặt Trời, tuy nhiên chúng không được xác định.

Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Quỹ đạo của 'Oumuamua trong Hệ Mặt Trời. Đồ họa: Guardian.

Do di chuyển với vận tốc lớn, những thiên thể này không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn từ Mặt Trời. Chúng mất khoảng một thập kỷ để đi vào và đi ra Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Nếu tính toán của các nhà khoa học chính xác, mỗi ngày, khoảng 3 vật thể kiểu này tìm đến Hệ Mặt Trời trong lúc 3 vật thể khác "ra đi".

Trước đó, kính viễn vọng Pan-STARRS 1 của Đại học Hawaii phát hiện thiên thể bay qua Mặt Trời lần đầu vào ngày 19/10. NASA cho biết vật thể này đã an toàn đi qua Trái Đất vào ngày 14/10 ở khoảng cách 24 triệu km, gấp 60 lần quãng đường tới Mặt Trăng.

Video về thiên thể Oumuamua

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Theo NASA, công nghệ lò phản ứng hạt nhân không gian có thể cung cấp năng lượng cho những cư dân sao Hỏa, biến đổi các nguồn tài nguyên trên hành tinh đỏ thành nước, oxy và nhiên liệu.

Đăng ngày: 20/11/2017
Phát hiện nhiều điều thú vị ở ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Phát hiện nhiều điều thú vị ở ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất

Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát ALMA ở Chile để nghiên cứu ngôi sao được phát hiện vào năm ngoái này.

Đăng ngày: 20/11/2017
Ba vết đen Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Ba vết đen Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

Nhiếp ảnh gia Miguel Claro ghi lại hình ảnh những vết đen Mặt Trời trong buổi chiều tối gần lâu đài Noudar, Barranco, Bồ Đào Nha, Space hôm 15/11 đưa tin.

Đăng ngày: 20/11/2017
NASA giải mã thành công âm thanh bí ẩn ngoài vũ trụ hơn 60 năm qua

NASA giải mã thành công âm thanh bí ẩn ngoài vũ trụ hơn 60 năm qua

Âm thanh kỳ dị mà nhà khoa học gọi với cái tên

Đăng ngày: 20/11/2017
Asgardia - dự án xây dựng quốc gia đầu tiên trong vũ trụ

Asgardia - dự án xây dựng quốc gia đầu tiên trong vũ trụ

Từ vệ tinh Asgardia-1 ban đầu, các nhà khoa học kỳ vọng xây dựng một quốc gia lơ lửng trên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 19/11/2017
UAE lên kế hoạch xây trạm cảnh sát không gian trên sao Hỏa

UAE lên kế hoạch xây trạm cảnh sát không gian trên sao Hỏa

UAE dự định mở trạm cảnh sát sao Hỏa do con người, robot, các thiết bị không người lái và vệ tinh vận hành vào năm 2057.

Đăng ngày: 18/11/2017
Liên Xô đã cứu trạm vũ trụ Saliut-7 như thế nào?

Liên Xô đã cứu trạm vũ trụ Saliut-7 như thế nào?

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 dài 10,3 mét, nặng 8,5 tấn của Trung Quốc đang bị mất kiểm soát và có thể lao xuống đâm Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News