Phát hiện thiên thể hiếm thấy lai giữa sao chổi và tiểu hành tinh

Các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện phần đầu sao chổi dài 400.000km của một thiên thể đặc biệt hiếm gặp.

Centaur (hành tinh vi hình) là những thiên thể hiếm có cả đặc điểm của tiểu hành tinh và sao chổi. Về cơ bản, chúng là thiên thể đá như tiểu hành tinh nhưng cũng sản sinh những đám bụi và khí khi vỏ ngoài bốc hơi, tương tự sao chổi. Khi centaur giải phóng khí gas, chúng được xem như đang hoạt động.

Phát hiện thiên thể hiếm thấy lai giữa sao chổi và tiểu hành tinh
Ảnh chụp đầu sao chổi của Centaur 2014 OG392. (Ảnh: Đại học Bắc Arizona).

Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 18 centaur đang hoạt động trong thế kỷ qua. Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters, các nhà khoa học phát hiện một centaur mới qua dữ liệu thu thập từ Camera năng lượng tối ở Đài quan sát liên châu Mỹ và kính viễn vọng Walter Baade Telescope ở Đài quan sát Las Campanas của Chile, cùng Máy chụp một khối lớn của Kính viễn vọng Khám phá tại Đài quan sát Lowell ở bang Arizona, Mỹ.

"Chúng tôi phát triển kỹ thuật mới kết hợp những phép đo khi quan sát, ví dụ màu sắc và khối lượng bụi, với mô hình để ước tính các đặc điểm như động lực quỹ đạo của vật thể", nhà thiên văn Colin Chandler đến từ Đại học Bắc Arizona cho biết.

Kỹ thuật trên bao gồm phát triển một thuật toán chuyên dụng để xem xét dấu vết hoạt động ở ảnh chụp vũ trụ, cung cấp bằng chứng Centaur 2014 OG392 biến đổi chất rắn thành khí và để lại vệt đuôi dài giống sao chổi. Những quan sát mới trong hai năm qua cho thấy centaur rất đặc biệt. Mô hình vi tính cũng giúp nhóm thiên văn học xác định loại băng có thể bị đốt trên bề mặt đá.

Đây là một tính toán khó khăn bởi thiên thể này có thể không cấu tạo từ một loại băng mà từ hỗn hợp vật chất có thể cháy theo cách khác nhau. "Chúng tôi phát hiện đầu sao chổi dài tới 400.000km từ 2014 OG392", Chandler cho biết. "Phân tích của chúng tôi chỉ ra carbon dioxide và ammonia nhiều khả năng là những hợp chất thúc đẩy hoạt động trên centaur này".

Đầu sao chổi là bọc gồm băng và bụi hình thành quanh nhân sao chổi khi nó bay gần Mặt trời. Do phát hiện mới, 2014 OG392 không còn thuộc nhóm centaur nữa mà được kết luận là một sao chổi hoàn chỉnh với ký hiệu C/2014 OG392 (PANSTARRS).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật thiết kế sân bay vũ trụ đẹp như mơ

Nhật thiết kế sân bay vũ trụ đẹp như mơ

Sân bay vũ trụ Spaceport City đặt ở Tokyo được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 03/11/2020
Mảnh vỡ từ một hành tinh khác sống được rơi xuống Sahara

Mảnh vỡ từ một hành tinh khác sống được rơi xuống Sahara

Nghiên cứu kéo dài nhiều năm đã giải mã được suối nguồn sự sống và nguồn gốc bất ngờ của vật thể ngoài hành tinh được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2012.

Đăng ngày: 03/11/2020
Hình ảnh kinh hoàng về vụ phun trào núi lửa trên sao Kim

Hình ảnh kinh hoàng về vụ phun trào núi lửa trên sao Kim

Trái đất đã xảy ra một số vụ phun trào núi lửa thảm khốc, tuy nhiên, một hình ảnh mới được NASA chia sẻ cho thấy những vụ phun trào núi lửa trên sao Kim có thể còn kinh hoàng hơn.

Đăng ngày: 03/11/2020
Dải Ngân Hà có thể chứa 300 triệu hành tinh ở được

Dải Ngân Hà có thể chứa 300 triệu hành tinh ở được

Dựa trên dữ liệu từ kính viễn vọng Kepler và nhiệm vụ Gaia, một nhóm nhà khoa học ước tính dải Ngân Hà có hàng trăm triệu hành tinh phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 02/11/2020
Chụp được hình tinh vân đầu lâu cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng

Chụp được hình tinh vân đầu lâu cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng

Tinh vân NGC 246 chứa hệ sao gồm ba ngôi sao quay quanh nhau và trông giống chiếc đầu lâu phát sáng giữa không gian tối đen.

Đăng ngày: 02/11/2020
Tàu NASA cất thành công mẫu đá tiểu hành tinh

Tàu NASA cất thành công mẫu đá tiểu hành tinh

Tàu Osiris-Rex lưu trữ ít nhất một kilogram mẫu bụi đá từ tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi Bennu, sẵn sàng mang về Trái đất trong năm sau.

Đăng ngày: 02/11/2020
Tàu NASA bay hơn 235 triệu km ngoài vũ trụ

Tàu NASA bay hơn 235 triệu km ngoài vũ trụ

Tàu thăm dò sao Hỏa  đạt cột mốc quan trọng khi hoàn thành nửa chặng đường tới hành tinh đỏ trong khoảng 3 tháng.

Đăng ngày: 31/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News