Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư
Hải sản là thức ăn chủ yếu của đoàn người di cư từ châu Phi qua Ả Rập khoảng 5.000 năm trước.
Từ lâu, người ta tin rằng con người thời tiền sử thường ăn chế độ nhiều thịt từ voi ma mút, hổ, và nhiều sinh vật khác... Nhưng bằng chứng mới đây do các chuyên gia thu thập được cho thấy hải sản cũng là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng cho họ.
Rừng ngập mặn trên quần đảo Farasan hoang sơ ở Jizan, Ả Rập Saudi.
Các nhà khoa học phát hiện bãi rác cổ xưa chứa đầy vỏ ốc dọc theo Biển Đỏ cho thấy hải sản là thực đơn chủ yếu của người châu Phi di cư sang Ả Rập cách đây 5.000 năm
Trên quần đảo Farasan của Biển đỏ, dọc theo tuyến đường di cư cổ đại từ châu Phi đến Ả Rập xuất hiện nhiều hố dừng chân chứa khoảng 15.000 vỏ ốc biển.
Tiến sĩ Niklas Hausmann, tác giả chính và nhà nghiên cứu tại Khoa Khảo cổ học - Đại học York, Anh cho biết: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy vào thời điểm nhiều nguồn tài nguyên trên đất liền khan hiếm, người dân đã dựa vào động vật có vỏ trên biển để chống đói".
Đây là thời kỳ cực kỳ khô hạn trong khu vực, nguồn thức ăn khan hiếm trên đất liền, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sự phong phú về hải sản ở dưới biển.
Bon Appétit: một mẫu vật sống của động vật thân mềm biển đã từng tồn tại từ thời tiền sử ở gần đảo Farasan.
Bằng cách xem xét hình dạng và kích thước của vỏ ốc, các nhà nghiên cứ đã tìm ra mức độ căng thẳng, tình trạng đói khát của đoàn người di cư. Một tỷ lệ lớn vỏ sò thuộc cá thể chưa trưởng thành cho thấy số lượng người lớn ăn mọi thứ bất chấp đối tượng nhỏ hay bé.
Ngoài ra cũng có nhiều vỏ đã lớn, đạt tuổi trưởng thành, điều này cho biết sự dồi dào đa dạng sinh vật biển vào thời điểm đó.
Trước đây, người ta tìm ra bằng chứng về người Neandtherhals đã tuyệt chủng đã tích cực thu hoạch hải sản từ cách đây khoảng 106.000 năm.
Các dòng di cư sớm thời tiền sử bắt đầu khi Người đứng thẳng (Homo erectus) di cư lần đầu tiên ra khỏi châu Phi qua hành lang Levantine và Sừng châu Phi tới lục địa Á-Âu khoảng hàng triệu năm trước.
Cuộc di cư có thể bắt nguồn từ sự phát triển của ngôn ngữ. Việc bành trướng của người H. erectus khỏi châu Phi được tiếp nối bởi người Homo antecessor vào châu Âu, sau đó là người Homo heidelbergensis và tại đây có thể họ đã tiến hóa thành người Neanderthal.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
