Phát hiện về lá đòng giúp cải thiện hiệu suất cây lúa
Sự khác biệt trong khả năng quang hợp của lá đòng giữa các giống lúa khác nhau mở ra cơ hội lai tạo cây trồng cho năng suất cao hơn.
Ở cây lúa, lá đòng đâm chồi sau cùng, biểu thị cho sự chuyển đổi từ giai đoạn sinh trưởng sang sản xuất hạt. Quá trình quang hợp ở lá này cung cấp phần lớn lượng carbohydrate cần thiết cho sự hình thành hạt, vì vậy nó là cơ quan quan trọng nhất quyết định năng suất của cây lúa.
Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Experimental Botany, các nhà khoa học từ Đại học Illinois của Mỹ và Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) lần đầu tiên phát hiện ra rằng, lá đòng ở một số giống lúa có khả năng chuyển đổi ánh sáng và carbon dioxide thành carbohydrate tốt hơn những giống khác.
Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã chọn ra 6 giống lúa đại điện cho phạm vi biến đổi di truyền để phân tích, nhằm xác định xem giữa chúng có sự khác biệt về khả năng đối phó với biến động của ánh sáng hay không. Vì gió, mây và chuyển động của Mặt trời gây ra dao động thường xuyên về mức độ ánh sáng, việc lá cây điều chỉnh quang hợp như thế nào trước những thay đổi này có ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Những cây lúa trong thí nghiệm được trồng bên trong nhà kính. (Ảnh: Liana Acevedo-Siaca/Phys).
Nhóm nghiên cứu nhận thấy lá đòng của một giống lúa được chọn quang hợp nhanh gấp gần hai lần (185%) so với giống quang hợp chậm nhất. Lá đòng của một giống lúa hàng đầu khác còn có thể cố định thêm 152% lượng đường. Họ cũng nhận thấy sự khác biệt lớn (77%) về lượng nước mà lá đòng ở các giống lúa khác nhau trao đổi lấy carbon dioxide để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nước của lá đòng tương quan với hiệu quả sử dụng nước của cây lúa trong quá trình phát triển trước đó, cho thấy sự điều chỉnh ở các giai đoạn phát triển non của lúa có thể góp phần cải thiện năng suất.
Tác giả chính của nghiên cứu Stephen Long từ Đại học Illinois nhấn mạnh những phát hiện mới về lá đòng sẽ mở ra cơ hội lai tạo giống lúa năng suất cao trong tương lai. Ở giai đoạn tiếp theo, Long cùng các cộng sự muốn tập trung vào những thí nghiệm "ngoài đồng ruộng" để có thể cải thiện năng suất của các giống lúa trong thực tế chứ không phải trong phòng thí nghiệm.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
