Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường

Vi khuẩn porphyromonas gingivalis (Pg) được xác định là tác nhân gây các bệnh ung thư, tiểu đường và Alzheimer ở người.

Kết quả nghiên cứu này được công bố ngày 7/12 bởi các chuyên gia của công ty Cortexyme tại hội nghị về bệnh Alzheimer diễn ra ở thành phố San Diego, bang California.

Trước đây, vi khuẩn Pg được biết là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu (gum disease). Đây là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng.

Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường
Vi khuẩn Pg tồn tại trong khoang miệng của con người. (Ảnh minh họa).

Các nhà nghiên cứu từ Cortexyme còn tìm thấy vi khuẩn này trong não của bệnh nhân Alzheimer; trong tuyến tụy và gan của bệnh nhân tiểu đường; trong một số loại khối u ung thư chủ yếu tập trung ở đầu, cổ và hệ tiêu hóa.

Để đi đến kết luận vi khuẩn Pg gây ra những bệnh trên, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên chuột. Thông thường, chuột không mang vi khuẩn Pg, nhưng những con chuột được cấy vi khuẩn này đã mắc bệnh viêm mô quanh răng, sau đó là nhiều bệnh khác như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ và Alzheimer.

Vi khuẩn Pg tồn tại trong khoang miệng của con người. Trong quá trình đánh răng, nếu chẳng may bị chảy máu, chúng sẽ thâm nhập vào các tế bào máu và di chuyển khắp cơ thể con người. Hiện kháng sinh không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này.

Thông tin khả quan là con người không nhiễm vi khuẩn Pg khi vừa sinh ra. Chúng được coi là xuất hiện từ giai đoạn thiếu niên.

Thời gian qua, hàng chục cơ quan nghiên cứu đã thử nghiệm các loại vắc xin giúp ngăn ngừa vi khuẩn Pg, bên cạnh liệu pháp chữa trị nha khoa. Trong đó, nhóm của Giáo sư Eric Reynolds đến từ Đại học Melbourne, Australia đã thử nghiệm một loại vắcxin thành công trên chuột và dự định sớm thử nghiệm trên người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vườn cây như thế nào sẽ thu hút được nhiều côn trùng?

Vườn cây như thế nào sẽ thu hút được nhiều côn trùng?

Tiếng báo động đang vang lên về sự suy giảm toàn cầu của côn trùng! Các nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng các loài côn trùng đang giảm mạnh, do mất môi trường sống và thuốc trừ sâu.

Đăng ngày: 11/12/2019
Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Một con nhện đã đáng sợ. Giờ hãy tưởng tượng cũng con nhện đấy, nhưng có tới hàng chục con như thế đang bò lúc nhúc thì sao?

Đăng ngày: 09/12/2019
Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Việc phải đóng giả làm một chiếc lá mặc dù đã có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ như bạn nghĩ, bởi nó còn đòi hỏi khả năng diễn xuất hết sức tài tình, hóa thân linh hoạt thành lá còn xanh hoặc lá đã rụng

Đăng ngày: 07/12/2019
Cây chuối trở thành nguồn nhựa sinh học có thể tái chế

Cây chuối trở thành nguồn nhựa sinh học có thể tái chế

Những chiếc túi “nhựa” có thể phân hủy sinh học được làm từ cây chuối nghe có vẻ hơi ... chuối, nhưng một số nhà nghiên cứu của Úc đã tìm ra cách làm được điều đó và khiến nó trở thành giải pháp công nghiệp để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhựa hiện nay.

Đăng ngày: 04/12/2019
Giải mã bí ẩn

Giải mã bí ẩn "cây tù tội" 1.500 tuổi

"Cây tù tội" trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong nhiều thập niên nhờ câu chuyện truyền miệng thân cây rỗng khổng lồ là nơi giam giữ thổ dân.

Đăng ngày: 01/12/2019
Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống?

Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống?

Chắc hẳn hồi còn bé ai cũng từng một lần giết những con côn trùng và chắc hẳn sẽ có một vài người cảm thấy tò mò về những chất có màu trắng hay vàng thoát ra thay vì máu như trên cơ thể con người.

Đăng ngày: 30/11/2019
Phát triển loại vi khuẩn chỉ

Phát triển loại vi khuẩn chỉ "ăn" khí CO2

Sau 10 năm nghiên cứu, các chuyên gia Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) của Israel đã phát triển loại vi khuẩn chỉ hấp thụ khí carbon dioxide (CO2).

Đăng ngày: 28/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News