Phát hiện virus giống SARS-CoV-2 tới 92,6% ở dơi Campuchia

Một phòng thí nghiệm tại Phnom Penh phát hiện họ hàng gần của SARS-CoV-2 trong mẫu vật lưu trữ ở tủ đông suốt thập kỷ.

Hai virus tìm thấy trong mẫu vật lấy từ dơi móng ngựa ở đông bắc Campuchia năm 2010 được nhận dạng trong nghiên cứu công bố hôm 26/1, có độ tương đồng lên tới 92,6% với SARS-CoV-2. Điều này biến chúng thành những họ hàng gần nhất của virus gây Covid-19 ở bên ngoài Trung Quốc, cung cấp thêm thông tin mới để tìm hiểu mầm bệnh đến từ đâu.

Phát hiện virus giống SARS-CoV-2 tới 92,6% ở dơi Campuchia
Dơi móng ngựa được cho là vật trung gian truyền SARS-CoV-2. (Ảnh: SCMP).

Họ hàng gần nhất của SARS-CoV-2 là virus dơi tại tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc với độ tương đồng 96,2%. Phát hiện mới nhất là kết quả phân tích của các nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur ở Phnom Penh. Hiện nay, giới chuyên gia vẫn chưa biết chắc Covid-19 bắt đầu như thế nào, nhưng họ nghi ngờ virus có thể bắt nguồn từ dơi trước khi truyền trực tiếp qua sang người hoặc qua vật trung gian.

Công cuộc săn tìm nguồn gốc SARS-CoV-2 thúc đẩy một số phòng thí nghiệm kiểm tra lại mẫu vật để tìm dấu vết của những virus tương tự. Dù chưa qua thẩm duyệt từ hội đồng chuyên gia, phát hiện của Viện Pasteur Phnom Penh chỉ ra Đông Nam Á là khu vực rất quan trọng để cân nhắc trong quá trình tìm kiếm nguồn gốc của SARS-CoV-2, theo nhóm tác giả nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học từ Đại học Sorbonne và Viện Pasteur Pháp cùng Đại học California, Davis, Mỹ. Nghiên cứu cũng cung cấp dữ liệu cho thấy Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc là điểm nóng của họ virus corona.

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu virus bằng tăm bông từ dơi móng ngựa Shamel trong dự án do UNESCO tài trợ. Trong dự án này, các chuyên gia so sánh sự đa dạng loài ở hai bờ sông Mekong tại miền bắc Campuchia. Mẫu vật được chuyển tới viện Pasteur và bảo quản ở -80 độ C.

Sau khi Covid-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành thêm xét nghiệm trên mẫu vật lưu trữ để tìm kiếm virus corona liên quan. Trong số 430 mẫu vật họ xem xét, 16 mẫu dương tính với virus corona, bao gồm 2 mẫu gần như giống hệt. Kết quả phân tích di truyền trong nghiên cứu mới hé lộ các virus họ hàng gần của SARS-CoV-2 có phân bố địa lý rộng hơn nhiều so với suy đoán trước đây. Dơi móng ngựa Shamel mang virus corona ở Campuchia không sống ở Trung Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Covid lưỡi", triệu chứng mới của đại dịch

Danh sách triệu những triệu chứng lạ lùng do virus SARS-CoV-2 gây ra lại được nối dài thêm với một triệu chứng khác được gọi là “Covid lưỡi”.

Đăng ngày: 30/01/2021
Kháng thể Regeneron ngăn lây nhiễm nCoV đến 50%

Kháng thể Regeneron ngăn lây nhiễm nCoV đến 50%

Hãng dược Regeneron tuyên bố hỗn hợp kháng thể REGEN-COV hiệu quả giảm 50% tỷ lệ nhiễm ở người từng tiếp xúc bệnh nhân Covid-19.

Đăng ngày: 29/01/2021
Miếng dán giúp phát hiện kháng thể Covid-19

Miếng dán giúp phát hiện kháng thể Covid-19

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington chế tạo miếng dán microneedle giúp phát hiện sự hiện diện của kháng thể Covid-19 mà không cần xét nghiệm.

Đăng ngày: 27/01/2021
Khẩu trang origami chống Covid-19

Khẩu trang origami chống Covid-19

Nghệ thuật gấp giấy (origami) có thể giúp chúng ta tạo ra các loại khẩu trang chống COVID-19 'đời mới' vừa vặn, thoải mái hơn và không kém phần phong cách, theo tạp chí National Geographic.

Đăng ngày: 25/01/2021
4 biến chủng Covid-19 đang khiến khoa học mất ăn mất ngủ, còn cả thế giới thì lo sợ

4 biến chủng Covid-19 đang khiến khoa học mất ăn mất ngủ, còn cả thế giới thì lo sợ

Các biến chủng mới ấy gây nguy hiểm như thế nào, bài viết này sẽ mang đến câu trả lời.

Đăng ngày: 21/01/2021
Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra cách để ngăn chặn Covid-19 bằng cách sử dụng một loại enzyme có trong nọc rắn.

Đăng ngày: 18/01/2021
Hai con khỉ đột đầu tiên lây nhiễm nCoV từ người

Hai con khỉ đột đầu tiên lây nhiễm nCoV từ người

Hai con khỉ đột tại Vườn thú San Diego đã nhiễm nCoV từ một nhân viên chăm sóc, trở thành trường hợp lây nhiễm đầu tiên từ người sang khỉ.

Đăng ngày: 13/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News