Phát hiện voi màu hồng kỳ dị ở Thái Lan
Thái Lan mới phát hiện có một chú voi hồng quý hiếm sống ở Công viên quốc gia Kaeng Krachan ở tỉnh Phetchaburi.
Chú voi hồng quý hiếm này của Thái Lan sống cùng với đàn voi thuộc giống châu Á. Các chuyên gia tin rằng nó có màu da hồng như vậy là do mắc bệnh bạch tạng. Màu da của nó càng nổi bật hơn khi đứng dưới những khu vực có ánh sáng mặt trời và nhìn rất đẹp.
Những con voi mắc bệnh bạch tạng thường có một chút lớp da màu hồng và rất hiếm khi có cá thể nào hoàn toàn có bộ da màu trắng. Lông mi mắt và móng chân của chúng cũng khác thường hơn so với đồng loại không bị bệnh.
Những con voi đặc biệt như chú voi hồng này có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Thái Lan. Đặc biệt, những con voi trắng ở quốc gia này được tôn kính như thần thánh.
Chú voi hồng quý hiếm của Thái Lan ở công viên quốc gia Kaeng Krachan.
Theo phong tục truyền thống cổ xưa, voi trắng được dâng lên nhà vua. Hiện Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej có 10 con voi loại này.
Voi trắng được người dân Thái lan tôn kính bởi nó là một phần chính của câu chuyện về sự ra đời của Đức Phật. Mẹ của Đức Phật có một giấc mơ về voi trắng. Nó đã tặng bà một bông hoa sen thiêng liêng trước khi bà sinh.
Chính vì vậy, voi trắng được xem là con vật mang đến những điềm tốt lành hay điềm xấu tùy thuộc vào người cai trị có đối xử công bằng và tốt với nó hay không. Đặc biệt, nếu một con voi bạch tạng bị chết thì đó được coi là dấu hiệu của thảm họa sắp sửa ập đến.
Người dân Thái Lan cũng có truyền thống đem tặng những chú voi trắng cho những người bạn của Quốc vương và các đồng minh. Tuy nhiên, họ phải hết sức giàu có thì mới có thể chăm sóc tốt cho những con vật linh thiêng này.
Voi hồng chung sống hòa thuận cùng những chú voi châu Á khác.
Mặc dù chính quyền Thái Lan rất vui mừng khi phát hiện một chú voi hồng ở công viên quốc gia Kaeng Krachan nhưng họ cũng rất lo lắng rằng, nó sẽ trở thành mục tiêu của những kẻ săn trộm động vật quý hiếm.
Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đang xem xét có nên để chú voi hồng này tiếp tục sống ở công viên đó hay không.
Thư ký Bộ Tài nguyên và Môi trường Chote Trachoo cho hay, đó sẽ là một quyết định quan trọng và quan chức hàng đầu sẽ sớm đưa ra giải pháp bảo vệ chú voi hồng đó.
Số lượng voi trắng chính xác trên thế giới không biết không thể xác định được. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính có khoảng hàng ngàn con sinh sống ở châu Á. Và voi châu Phi mắc bệnh bạch tạng ít phổ biến hơn so với đồng loại có nguồn gốc châu Á.
Botswana phát hiện có một chú voi châu Phi mắc bệnh bạch tạng vào năm 2007. Các chuyên gia cho biết họ chỉ thấy 3 con voi như vậy ở miền Nam châu Phi.
Voi bạch tạng được xem là một chiến lợi phẩm lớn đối với những kẻ săn bắt trộm động vật bởi vì chúng rất hiếm. Chúng thường xuất hiện ở các quốc gia châu Á, trong đó có Lào và Myanmar.