Phát hiện xác ngựa gần 2.000 năm vùi dưới tro núi lửa

Những con ngựa dùng để giúp người dân chạy trốn có thể đã chết trong thảm họa núi lửa Pompeii do tro bụi hoặc hơi nóng.

Các nhà khảo cổ tìm thấy xác ngựa đóng yên cương tại biệt thự Mysteries ở Pompeii, gần 2.000 năm sau thảm họa núi lửa Vesuvius, Sun hôm 24/12 đưa tin. Biệt thự nằm ở ngoại ô Pompeii và thuộc về người có chức vụ cao trong quân đội, có thể là một đại tướng thời La Mã.

Phát hiện xác ngựa gần 2.000 năm vùi dưới tro núi lửa
Xác ngựa được phát hiện ở biệt thự cổ Mysteries. (Ảnh: Pompeii Archaeological Park).

Con ngựa khá cao với bộ lông được chăm sóc cẩn thận. Nó được đóng yên và sẵn sàng di chuyển, có lẽ để giúp người Pompeii chạy trốn khi núi lửa phun trào năm 79. Bộ yên được trang trí cầu kỳ với những chi tiết bằng đồng.

Nhóm nhà khoa học đánh giá đây là phát hiện quan trọng. Ngoài ra, họ còn tìm thấy hai xác ngựa khác tại biệt thự cổ. Chúng đã chết do tro bụi chôn vùi hoặc không chịu được hơi nóng, theo Massimo Osanna, giám đốc công viên khảo cổ Pompeii. Những người đóng yên ngựa để chạy trốn cũng bỏ mạng dưới sức nóng quá lớn.

Phát hiện xác ngựa gần 2.000 năm vùi dưới tro núi lửa
Các chuyên gia khai quật biệt thự cổ ở Pompeii. (Ảnh: Cesare Abbate/AP).

Các nhà khảo cổ còn tìm thấy dụng cụ làm rượu, lò và một số bức tranh ấn tượng trong biệt thự. Biệt thự cổ từng được khai quật vào đầu thế kỷ 20 nhưng phần lớn đã bị vùi lại. Từ đó, nơi này trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm cướp. "Toàn bộ khu vực sẽ được khai quật và mở cửa lại cho người dân", Osanna cho biết.

Núi Vesuvius ở bờ biển phía tây Italy là núi lửa duy nhất hoạt động ở lục địa châu Âu và được coi là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất thế giới. Vụ phun trào năm 79 đã chôn vùi Pompeii trong hàng triệu tấn tro bụi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã vụ án mạng chấn động sau 4.000 năm

Giải mã vụ án mạng chấn động sau 4.000 năm

Phá án trên bộ hài cốt hàng ngàn năm tuổi, đội pháp y – khảo cổ Đức đã tìm ra sự thật về một trong những vụ án mạng chính trị lâu đời nhất lịch sử loài người.

Đăng ngày: 25/12/2018
Phát hiện chiếc nhẫn 2.000 năm tuổi ở thành cổ Jerusalem

Phát hiện chiếc nhẫn 2.000 năm tuổi ở thành cổ Jerusalem

Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) ngày 22/12 cho biết các nhà khảo cổ nước này đã phát hiện một chiếc nhẫn 2.000 năm tuổi trong khi tiến hành khai quật ở Thành phố David (City of David).

Đăng ngày: 23/12/2018
Lộ diện loài khủng long ăn thịt cổ xưa nhất từng tồn tại, dài 7,5m và nặng 1 tấn

Lộ diện loài khủng long ăn thịt cổ xưa nhất từng tồn tại, dài 7,5m và nặng 1 tấn

Một nhóm các nhà khoa học công bố hôm thứ Tư vừa qua, họ đã khai quật thành công dấu tích của loài khủng long "Saltriovenator zanellai" ở miền Nam nước Ý.

Đăng ngày: 22/12/2018
Phát hiện hoa hoá thạch cách đây hơn 174 triệu năm

Phát hiện hoa hoá thạch cách đây hơn 174 triệu năm

Hóa thạch thực vật mới được phát hiện đã cho thấy bằng chứng hoa của thực vật hạt kín đã nở cách đây hơn 174 triệu năm, sớm hơn khoảng 50 triệu năm so với suy nghĩ trước đây của giới khoa học.

Đăng ngày: 22/12/2018
Côn trùng mới nở chết cứng trong hổ phách 130 triệu năm

Côn trùng mới nở chết cứng trong hổ phách 130 triệu năm

Nhựa cây chảy xuống có thể khiến những con bọ cổ đại chết kẹt ngay sau khi phá vỏ trứng chui ra.

Đăng ngày: 22/12/2018
Bằng chứng cá mập cổ đại phi thân ngoạm cổ thằn lằn bay

Bằng chứng cá mập cổ đại phi thân ngoạm cổ thằn lằn bay

Chiếc răng hóa thạch là dấu vết sót lại của cuộc tấn công dữ dội trên không giữa con cá mập và thằn lằn bay sải cánh lớn gấp đôi.

Đăng ngày: 21/12/2018
Thằn lằn bay có thể có lông

Thằn lằn bay có thể có lông

Thằn lằn bay, sống vào thời khủng long, là động vật có xương sống đầu tiên biết bay. Tuy nhiên, do hiện tại không còn loài thằn lằn bay nào sống sót, phần lớn thông tin về chúng vẫn còn là ẩn số.

Đăng ngày: 20/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News