Phát hiện xác tàu đắm của nhà thám hiểm Vasco da Gama

Các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy xác tàu nằm trong đội tàu của nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha trong chuyến đi cuối cùng của ông.

Một xác tàu ngoài khơi Kenya có thể là con tàu từ một trong những chuyến đi tiên phong của Vasco da Gama tới Ấn Độ Dương cách đây 500 năm. Xác tàu được phát hiện gần thị trấn Malindi của Kenya năm 2013 nằm trong số 8 xác tàu Bồ Đào Nha được biết tới từ thời kỳ này trong khu vực. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là tàu São Jorge chìm năm 1524 dù chưa chắc chắn về nhận dạng của nó, Live Science hôm 25/11 đưa tin. Nếu xác tàu đúng là São Jorge, đây sẽ là xác tàu cổ nhất của châu Âu ở Ấn Độ Dương, theo Filipe Castro, nhà khảo cổ học hải dương ở Đại học Coimbra tại Bồ Đào Nha.


Thợ lặn thám hiểm khu vực tàu đắm. (Ảnh: Filipe Castro).

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Maritime Archaeology, Castro và đồng nghiệp hy vọng có thể xác minh nhận dạng của tàu, một phần bằng cách tiến hành khảo sát rạn san hô trải dài về phía bắc từ Malindi tới Ras Ngomeni, Kenya qua khoảng cách 25 km. Xác tàu nằm cách bờ khoảng 500 m, ở độ sâu 6 m. Tuy không thể quan sát nhiều xác tàu giữa đám san hô ở đáy biển, Castro và những thợ lặn khác khai quật gỗ ở đầu tàu và khung tàu tại hai rãnh mà họ đào ở địa điểm tàu đắm.

Da Gama (năm 1469 - 1524) là người tiên phong đi từ châu Âu tới Ấn Độ Dương năm 1497, khi tàu của ông trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở phía nam châu Phi. Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha thực hiện thêm ba chuyến đi khác dọc theo lộ trình trước khi qua đời ở Ấn Độ năm 1524, có thể do sốt rét. Những chuyến thám hiểm của ông là nền tảng cho hoạt động thông thương của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ Dương.

São Jorge là một trong 20 tàu gia nhập chuyến thám hiểm cuối cùng của da Gama năm 1524, nhưng tàu chìm không lâu trước khi ông mất. Nghiên cứu mới chỉ ra đây là một trong hai tàu Bồ Đào Nha ban đầu chìm gần Malindi, tàu còn lại tên Nossa Senhora da Graça bị đắm năm 1544. Nếu xác tàu gần Malindi được xác nhận là São Jorge, nó sẽ có ý nghĩa lịch sử quan trọng và giá trị biểu tượng như minh chứng cho sự hiện diện của đội tàu thứ ba của Vasco da Gama ở vùng biển Kenya, theo Castro.

Nhà chức trách Kenya rất quan tâm tới xác tàu Malindi và khu vực này có thể trở thành bảo tàng dưới nước. Xác tàu được tìm thấy bởi Caesar Bita, nhà khảo cổ dưới nước ở Bảo tàng quốc gia Kenya. Bita cũng thu thập nhiều thỏi đồng và ngà voi ở khu vực tàu đắm. Tuy nhiên, cần nghiên cứu khảo cổ sâu hơn để xác nhận đây là một trong những chiếc tàu của da Gama.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News