Phát hiện xác ướp trẻ em Ai Cập mắc bệnh thiếu máu
Các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em Ai Cập cổ đại và có thể góp phần dẫn tới cái chết của chúng.
Một nhóm nhà cổ sinh vật bệnh học và chuyên gia y khoa đến từ Đức, Mỹ, và Italy phát hiện bệnh thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em Ai Cập cổ đại được ướp xác. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí International Journal of Osteoarcheology, họ chụp cắt lớp vi tính nhiều xác ướp trẻ em Ai Cập để tìm hiểu bộ xương, Ancient Origins hôm 1/5 đưa tin.
Kỹ thuật chụp cắt lớp cho phép nhóm nghiên cứu nhìn xuyên qua lớp vải quấn xác ướp. (Ảnh: Jerusalem Post).
Nhóm nghiên cứu tập trung vào những trẻ em chết trước khi trưởng thành và được ướp xác. Việc ướp xác giúp hài cốt trẻ em được bảo quản nguyên vẹn so với chôn dưới đất. Nhưng nghiên cứu thời nay không cho phép tháo các lớp vải quấn sử dụng trong quá trình ướp xác, do đó các nhà khoa học phải sử dụng máy móc hiện đại để nhìn xuyên qua và tìm hiểu cơ thể ở bên trong.
Nhà X-quang học Stephanie Panzer và cộng sự chụp cắt lớp vi tính toàn thân 21 xác ướp trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 ở nhiều bảo tàng tại châu Âu. Họ tìm thấy bằng chứng về sự lớn dần của vòm sọ do bệnh lý ở 7 đứa trẻ. Dấu hiệu này thường gắn liền với bệnh thiếu máu.
Bệnh thiếu máu là kết quả của suy dinh dưỡng, dẫn tới giảm tế bào hồng cầu và không đảm bảo đủ oxy đưa tới não và các bộ phận cơ thể khác. Người mắc bệnh thiếu máu cũng gặp nhiều vấn đề khác như thiếu sắt, chảy máu dạ dày - ruột, nhiễm trùng do hệ miễn dịch yếu. Từ kết quả chụp cắt lớp, nhóm nghiên cứu không thể kết luận bệnh thiếu máu có phải nguyên nhân dẫn tới cái chết của những đứa trẻ hay không nhưng ít nhất đó là một yếu tố.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một đứa trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó cơ thể không thể sản sinh huyết sắc tố. Đứa trẻ này sống chưa đến một năm và chắc chắn qua đời do nhiều triệu chứng liên quan tới chứng bệnh.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
