Phát hiện yếu tố ảnh hưởng đến sự di cư của con người thời tiền sử

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết sự di cư của tổ tiên con người hàng chục nghìn năm trước chủ yếu di chuyển qua các khu vực ấm áp và ẩm ướt, có sự kết hợp của rừng và đồng cỏ gần sông.

Phát hiện yếu tố ảnh hưởng đến sự di cư của con người thời tiền sử
 Lý thuyết "Out of Africa" cho rằng hơn 70.000 năm trước, người tiền sử đã bắt đầu di cư. (Nguồn: environewsnigeria).

Các nhà nghiên cứu Australia đã thu thập được những dữ liệu mới về cuộc di cư đầu tiên của con người thời tiền sử, tiết lộ điều kiện môi trường ở phía Bắc lục địa Á Âu và châu Mỹ đã định hình cuộc hành trình đầu tiên của tổ tiên con người khi rời châu Phi hàng chục nghìn năm trước.

Lý thuyết "Out of Africa" cho rằng hơn 70.000 năm trước, một số nhóm người đã rời châu Phi để di cư sang khắp châu Âu, châu Á, châu Úc và châu Mỹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu môi trường bên ngoài châu Phi đã tạo điều kiện hay cản trở hành trình của họ đến mức nào.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Flinders, bang Nam Australia đã kết hợp các mô hình khí hậu, dữ liệu di truyền và bằng chứng khảo cổ học để xem xét các điều kiện môi trường trong khu vực ảnh hưởng đến việc di cư như thế nào, đồng thời cũng nhằm thiết lập lại mối quan hệ của con người với thiên nhiên một cách bền vững hơn.

Phát hiện yếu tố ảnh hưởng đến sự di cư của con người thời tiền sử
 Đồ họa cho thấy các tuyến đường được những người di cư đầu tiên xuyên lục địa Á-Âu và châu Mỹ ưa thích nhất. (Ảnh: Lifesciences)

Nghiên cứu cho thấy ở châu Âu, con người có khả năng di cư từ vùng Lưỡi liềm phì nhiêu ở Trung Đông đến Scandinavia vào khoảng 48.300 năm trước và đến Tây Âu khoảng 44.100 năm trước, sau các điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt hơn.

Ở Bắc Á, nghiên cứu cho thấy các tuyến di cư theo các con sông lớn để đối phó với khí hậu khắc nghiệt hơn trước khi đến Beringia - vùng đất liền hiện đang ngập nước giữa Siberia và Alaska khoảng 34.700 năm trước.

Ở Bắc Mỹ, con người ban đầu di cư dọc theo bờ biển Thái Bình Dương khoảng 16.000 năm trước và tiếp tục sau đó khoảng 3.000 năm, di chuyển vào đất liền qua những tuyến đường không có băng bên sông Mackenzie.

Còn ở Nam Mỹ, từ 14.800 năm trước, việc di cư được tiến hành theo những vùng đồng cỏ ẩm ướt hơn giáp Amazon để tận dụng sự kết nối của các con sông lớn mang lại.

Phân tích đa ngành, dẫn đầu bởi Tiến sỹ Frédérik Saltré, nhà sinh thái học của Đại học Flinders, được công bố gần đây trên Tạp chí Nature Communications , chứng minh rằng mặc dù giữa các vùng di cư có các yếu tố môi trường khác nhau, nhưng tổ tiên của chúng ta chủ yếu di chuyển qua các khu vực ấm áp và ẩm ướt, có sự kết hợp của sinh thái rừng và đồng cỏ gần sông.

Tiến sỹ Saltré cho biết: “Những người di cư đầu tiên ưa thích các tuyến đường cung cấp các nguồn tài nguyên thiết yếu và thuận lợi cho việc đi lại, cũng như các vùng có sự kết hợp giữa rừng và các khu vực mở để trú ẩn và có nguồn thực phẩm, đồng thời cho phép họ dễ dàng khám phá các vùng lãnh thổ mới”.

Giáo sư Corey Bradshaw, cũng đến từ Đại học Flinders, cho biết mô hình nghiên cứu đã cung cấp một khuôn khổ vững chắc để khám phá và hiểu được sự phức tạp của lịch sử, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các sự kiện và điều kiện trong quá khứ đã định hình hiện tại như thế nào.

Phát hiện yếu tố ảnh hưởng đến sự di cư của con người thời tiền sử
Người di cư đầu tiên ưa thích các tuyến đường cung cấp các nguồn tài nguyên thiết yếu.  (Nguồn: learnerlog).

"Biết được nơi con người lần đầu tiên đặt chân tới ngoài cái nôi tiến hóa của loài người cho chúng ta biết tổ tiên của chúng ta có khả năng thích nghi như thế nào; những thách thức môi trường mà họ phải đối mặt cũng như cách họ vượt qua chúng và sống sót. Chúng ta cũng có thể suy ra những đổi mới công nghệ đã diễn ra trong thời kỳ đó, chẳng hạn như tàu thuyền, quần áo và các công cụ khác, cho phép con người chinh phục những môi trường khắc nghiệt nhất".

Phó Giáo sư Bastien Llamas từ Đại học Adelaide cho hay việc hợp nhất dữ liệu di truyền với thông tin lịch sử về khí hậu và các khám phá khảo cổ học là một phương pháp thuyết phục để suy ra các mô hình di cư của con người trong quá khứ.

“Nghiên cứu sự khác biệt về di truyền giữa các nhóm người giúp chúng ta hiểu được mô hình di cư cổ xưa. Thông thường, điều này dẫn đến một bản đồ cơ bản hiển thị các chuyển động chung từ khu vực này sang khu vực khác mà không có lộ trình chi tiết. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp dữ liệu di truyền với thông tin về khí hậu, môi trường trong quá khứ và các phát hiện khảo cổ, chúng tôi có thể tạo ra các bản đồ chi tiết và chính xác hơn nhiều về thời gian và cách thức con người di cư giữa các khu vực khác nhau”.

Tiến sỹ Saltré cho biết kết quả nghiên cứu chứng minh rằng hệ sinh thái phong phú đã giúp con người phát triển trong môi trường mới trong hàng nghìn năm, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của đa dạng sinh học trong cách tổ tiên chúng ta thích nghi và vượt qua những thách thức môi trường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bình gốm hoa nâu - bảo vật Phật giáo thời Lý

Bình gốm hoa nâu - bảo vật Phật giáo thời Lý

Bình gốm hoa nâu từ thế kỷ 11, 12 có tạo hình như một đóa hoa sen, được xác định là hộp thờ xá lị.

Đăng ngày: 31/05/2024
Nghiên cứu gây sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước

Nghiên cứu gây sốc: Người Ai Cập phẫu thuật trị ung thư từ 4.300 năm trước

Hài cốt của một người Ai Cập cổ đại không chỉ lưu lại bằng chứng về bệnh ung thư di căn mà còn có dấu vết của một ca phẫu thuật não gây sốc.

Đăng ngày: 30/05/2024
Người Homo sapiens lai với loài khác 47.000 năm trước

Người Homo sapiens lai với loài khác 47.000 năm trước

Một phân tích gene mới đã tiết lộ cách mà DNA của một loài đã tuyệt chủng len lỏi vào dòng máu người Homo sapiens chúng ta.

Đăng ngày: 30/05/2024
Tìm thấy chiếc nhẫn vàng 2.300 năm còn nguyên vẹn trong thành cổ

Tìm thấy chiếc nhẫn vàng 2.300 năm còn nguyên vẹn trong thành cổ

Chiếc nhẫn vàng có tuổi đời 2.300 năm được tìm thấy trong thành phố cổ David nổi tiếng.

Đăng ngày: 29/05/2024
Đang đi dạo, người phụ nữ bất ngờ tìm thấy

Đang đi dạo, người phụ nữ bất ngờ tìm thấy "kho báu" khổng lồ

Một người phụ nữ châu Âu đã tình cờ tìm thấy kho báu bị chôn giấu từ thời Trung cổ mà các nhà khảo cổ học gọi là khám phá mười năm mới có một lần.

Đăng ngày: 29/05/2024
Phát hiện dấu chân khủng long hóa thạch có niên đại khoảng 120 triệu năm

Phát hiện dấu chân khủng long hóa thạch có niên đại khoảng 120 triệu năm

Dấu chân khủng long hóa thạch từ đầu kỷ Phấn Trắng, khoảng 120 triệu năm trước, vừa mới được phát hiện tại vùng núi thuộc thị trấn Núi Khủng Long, thành phố Lộc Phong, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Đăng ngày: 29/05/2024
Tia vũ trụ làm sáng tỏ ngôi làng Hy Lạp 7.000 năm tuổi

Tia vũ trụ làm sáng tỏ ngôi làng Hy Lạp 7.000 năm tuổi

Một tia vũ trụ cực mạnh đã làm lượng carbon phóng xạ ở một khu vực thuộc Hy Lạp tăng đột biến vào năm 5259 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 28/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News