Phát hiện yếu tố chính kiến bạn mất ngủ trong mọi trường hợp

Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu từ Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) hứa hẹn tạo ra cuộc cách mạng mới trong việc điều trị chứng mất ngủ.

Theo SciTech Daily, GS Anita Lüthi từ Khoa sinh học và y học của Đại học Lausanne cùng các cộng sự đã xác định được vai trò của vùng não mang tên "locus coeruleus" trong các trường hợp mất ngủ.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Neuroscience, vùng "locus coeruleus" nằm ở khu vực thân não và là một bộ điều chỉnh giấc ngủ và các rối loạn giấc ngủ.

Phát hiện yếu tố chính kiến bạn mất ngủ trong mọi trường hợp
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ có thể do hoạt động bất ổn của một vùng não - (Minh họa AI: ANH THƯ).

Vùng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi giữa giấc ngủ NREM và REM trong khi vẫn duy trì nhận thức tinh tế, vô thức về môi trường bên ngoài.

Giấc ngủ NREM là giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh, chiếm phần lớn thời gian ngủ của chúng ta, bao gồm các mức độ từ nông đến sâu; còn giấc ngủ REM là giai đoạn chuyển động mắt nhanh, cực kỳ cần thiết để não bộ hồi phục và gắn liền với những giấc mơ.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng dưới mọi hình thức sẽ làm rối loạn hoạt động của vùng locus coeruleus, dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm sút.

Cơ chế nói trên được phát hiện thông qua một loạt thí nghiệm trên chuột, trong đó chỉ ra rõ ràng locus coeruleus bị tăng cường hoạt động quá mức nếu con chuột đó có trải nghiệm căng thẳng khi còn thức.

Điều này dẫn đến sự chậm khởi phát giấc ngủ REM và phân mảnh giấc ngủ NREM bằng cách gây ra quá nhiều lần thức giấc.

Điều này giải thích cho việc những được đang bị stress cảm thấy khó ngủ sâu, dễ tỉnh bất thường trong đêm và sau đó cứ trằn trọc mãi.

Ngoài ra, vì chịu trách nhiệm "người gác cổng" đối với chu kỳ giấc ngủ, nên vùng não này có thể đứng sau mọi kiểu mất ngủ, rối loạn giấc ngủ mà mọi người gặp phải.

Theo GS Lüthi, phát hiện này mở đường cho các nghiên cứu lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp điều trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có thể giảm nguy cơ tiểu đường 21% nhờ một loại chocolate

Có thể giảm nguy cơ tiểu đường 21% nhờ một loại chocolate

Nghiên cứu mới từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) dựa trên gần 112.000 người chỉ ra một số món ăn, uống giúp ngăn ngừa tiểu đường type 2.

Đăng ngày: 07/12/2024
WHO phê chuẩn phương pháp đầu tiên xét nghiệm nhanh, chính xác cho bệnh lao

WHO phê chuẩn phương pháp đầu tiên xét nghiệm nhanh, chính xác cho bệnh lao

Theo thông báo ngày 5/12, WHO cho biết xét nghiệm do công ty Cepheid của Mỹ phát triển, có khả năng phát hiện vi khuẩn gây bệnh lao trong mẫu đờm chỉ trong vài giờ.

Đăng ngày: 06/12/2024
Nhiên liệu tiềm ẩn của bộ não con người: Vi khuẩn đường ruột định hình trí thông minh như thế nào?

Nhiên liệu tiềm ẩn của bộ não con người: Vi khuẩn đường ruột định hình trí thông minh như thế nào?

Vi khuẩn hỗ trợ sản xuất nhiều năng lượng trao đổi chất hơn có thể là chìa khóa cho sự tiến hóa của bộ não lớn.

Đăng ngày: 06/12/2024
Trung Quốc phát hiện virus cúm mới, có khả năng trở thành đại dịch

Trung Quốc phát hiện virus cúm mới, có khả năng trở thành đại dịch

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo về virus cúm mới được phát hiện gần đây.

Đăng ngày: 06/12/2024
Thịt bò giả ở Trung Quốc: Bí mật kinh hoàng đằng sau những món ăn quen thuộc

Thịt bò giả ở Trung Quốc: Bí mật kinh hoàng đằng sau những món ăn quen thuộc

Tại Trung Quốc, thịt bò giả không chỉ là câu chuyện về việc thay thế thịt kém chất lượng mà còn là cả một ngành công nghiệp ngầm với quy mô đáng báo động.

Đăng ngày: 06/12/2024
Caffeine trong cà phê có thể cai nghiện rượu

Caffeine trong cà phê có thể cai nghiện rượu

Cà phê có thể giúp chống lại một số tác động của rượu lên não và hạn chế nguy cơ nghiện.

Đăng ngày: 05/12/2024

"Bóng hơi dạ dày" thông minh: Phương pháp điều trị béo phì mới!

Nguyên lý hoạt động của loại bóng này khá đơn giản: trước bữa ăn, bóng sẽ được bơm căng để tạo cảm giác no giả, hạn chế lượng thức ăn nạp vào. Sau bữa ăn, bóng sẽ tự động xẹp xuống.

Đăng ngày: 05/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News