Phát kiến sinh học nhờ 'lỗi' của Google Earth

Nhận thấy một khu vực địa lý còn chưa được xác nhận trên bản đồ Google Earth, các nhà khoa học Anh phát hiện ra một khu đa dạng sinh học mới ở Nam Phi.

Trong một lần sử dụng Google Earth, Julian Bayliss, nhà khoa học làm việc cho Kew (Vườn Thực vật Hoàng gia Anh) nhận thấy có một "vệt" kho được tô màu trên bản đồ. Đây là khu vực địa lý thuộc địa phận Mozambique, có độ cao 1.600m so với mực nước biển và có rất ít mưa. Ngay lập tức, Bayliss nhận thấy khu vực này "có vấn đề". 

Phát kiến sinh học nhờ 'lỗi' của Google Earth

Phần không hiển thị trên bản đồ Google Earth


Vùng đất kể trên rộng 7.000 ha, thuộc ngọn núi Mabu, miền bắc Mozambique. Cuộc nội chiến triền miên và địa hình hiểm trở khiến vùng đất này vẫn còn là ẩn số với các nhà khoa học. Phát hiện của Bayliss thôi thúc các nhà khoa học thuộc Kew thực hiện một chuyến thám hiểm.

Dự án được thành lập và có sự tham gia của 28 nhà khoa học Anh, Mozambique, Malawi và Thụy Sĩ. Nhóm thám hiểm còn thuê thêm 70 người khuân vác trong chuyến đi.

Kết quả chuyến thám hiểm hết sức khả quan. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một khu đa dạng sinh học mới. Hàng trăm loài động vật rắn khổng lồ được phát hiện, gồm 200 loài bướm, chuột chù voi, linh dương Nam Phi, khỉ Samango, rắn Viper Gaboon có thể giết người với lượng nọc độc cực nhỏ... và hàng ngàn loài loài thực vật mới. 

Phát kiến sinh học nhờ 'lỗi' của Google Earth

Một loài bướm mới có tên Graphium policenes.

Phát kiến sinh học nhờ 'lỗi' của Google Earth

Loài rắn Gaboon viper hay còn gọi với tên khoa học là Bitis gabonica.


Đáng kể, một số loài động vật ở đây được công nhận mới phát hiện như 3 loài bướm Lepidotera, một loài rắn khổng lồ và một số loài côn trùng khác. "Việc phát hiện các loài mới không chỉ quan trọng đối với khoa học mà còn làm nổi bật những nỗ lực trong việc bảo tồn thế giới động vật", Jonathan Timberlake, phát biểu sau chuyến đi.

Hiện khu vực núi Mabu đang dần bị xâm lấn bởi hoạt động của con người. Hằng ngày, cư dân địa phương phát quang khu vực để gieo trồng và thường xuyên chặt cây lấy gỗ làm củi đốt. 

Phát kiến sinh học nhờ 'lỗi' của Google Earth

Nhà thám hiểm Jonathan Timberlake đang ghi chép về chuyến thám hiểm.


Timberlake tin rằng, Google Earth sẽ còn giúp các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều vùng đất mà con người chưa đặt chân tới ởMozambique hay Papua New Guinea, những nơi còn rất hoang sơ đối với thế giới hiện đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News