Phát minh cỗ xe kéo bằng cánh diều khổng lồ ở thế kỷ 19

Từ niềm đam mê với diều, một giáo viên người Anh từng phát minh cỗ xe kéo bằng cặp diều khổng lồ, có thể chạy 32km/h vào thế kỷ 19.

Ngày 8/1/1822 đánh dấu một chuyến đi đặc biệt từ Bristol tới Marlborough. Một giáo viên người Anh tên George Pocock đưa vợ và các con vượt qua hành trình 182km trên cỗ xe kéo bằng hai cánh diều khổng lồ thay vì dùng ngựa. Pocock tự thiết kế cỗ xe và đặt tên cho nó là "Charvolant", theo Amusing Planet.

Phát minh cỗ xe kéo bằng cánh diều khổng lồ ở thế kỷ 19
Mô phỏng cỗ xe kéo bằng cánh diều của George Pocock. (Ảnh: Amusing Planet).

Pocock say mê diều từ khi còn nhỏ. Khi chơi và thí nghiệm với diều, ông nhận ra diều có lực nâng cực lớn. Cậu bé Pocock từng buộc nhiều viên đá nhỏ vào cuối dây diều và nhìn nó bay vọt lên không trung. Khi Pocock lớn hơn, những thí nghiệm của ông trở nên táo bạo và nguy hiểm hơn, thậm chí bao gồm cả con cái. Trong một thí nghiệm, ông đặt con gái nhỏ lên một chiếc ghế đan bằng cây liễu gai, nhấc bổng bé lên bằng chiếc diều cao hơn 9 m, sau đó để bé bay qua hẻm núi Avon. May mắn là cô bé vẫn sống sót. Cuối năm 1824, Pocock để con trai bay lên lên đỉnh vách đá cao hơn 60 m ở ngoại ô Bristol.

Hai năm sau, Pocock xin cấp bằng sáng chế cho thiết kế cỗ xe Charvolant. Charvolant bao gồm hai chiếc diều trên một sợi dây dài 457 - 549 m (khoảng nửa kilomet), có thể kéo cỗ xe chở vài hành khách ở tốc độ tương đối nhanh. Việc cầm lái dựa vào 4 dây điều khiển gắn liền với chiếc diều và một thanh hình chữ T kiểm soát hướng của bánh trước. Phanh được thực hiện bằng cách đè một thanh sắt xuống mặt đường. Không lâu sau phát minh và nhiều thử nghiệm mạo hiểm, Pocock xuất bản một cuốn sách mô tả trải nghiệm di chuyển bằng Charvolant. "Loại hình giao thông này dễ chịu nhất trong số tất cả phương tiện", Pocock viết. "Nhờ tận dụng sức gió, cỗ xe lướt mau lẹ trên mặt đất, cung cấp chuyến đi nhanh nhưng không ồn ào chút nào".

Theo Pocock, trong khi thử nghiệm, Charvolant di chuyển ở tốc độ 32 km/h trên quãng đường dài. Cỗ xe có thể đi được 1,6 km trong 2,75 phút, ngay cả trên đường tắc nghẽn. Do trọng lượng của phương tiện được đỡ một phần bởi chiếc diều, cỗ xe lướt qua mọi ổ gà, giúp chuyến đi ít xóc nảy hơn.

Pocock nỗ lực thu hút sự chú ý từ cộng đồng với phát minh của ông, khẳng định Charvolant có thể chạy tự do qua trạm thu phí bởi phí được thu theo số lượng ngựa kéo xe, mà Charvolant không dùng con ngựa nào. Pocock cũng quảng bá nhiều cách sử dụng diều khác, như lực đẩy phụ cho tàu bè, phương tiện thả neo và cứu hộ từ xác tàu. Bất chấp những nỗ lực của ông, Charvolant không được chú ý do điều khiển cỗ xe không hề dễ dàng. Dù vậy, Pocock và gia đình ông tiếp tục sử dụng Charvolant cho những chuyến đi dã ngoại tới khi ông qua đời năm 1843.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những phát minh quan trọng của người Hà Lan

Những phát minh quan trọng của người Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của những phát minh lớn.

Đăng ngày: 24/03/2024
Phát minh thủy tinh có thể tạo ra dòng điện

Phát minh thủy tinh có thể tạo ra dòng điện

Với vết khắc bằng laser trên bề mặt, thủy tinh tellurite tạo ra một dòng điện phản ứng với ánh sáng cực tím và ánh sáng có thể nhìn thấy được.

Đăng ngày: 09/03/2024
Những phát minh thay đổi thế giới trong năm Giáp Thìn

Những phát minh thay đổi thế giới trong năm Giáp Thìn

Nhiều phát minh đột phá trên các lĩnh vực khác nhau đã xuất hiện trong lịch sử những năm Giáp Thìn.

Đăng ngày: 15/02/2024
Điện thoại quang - thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng

Điện thoại quang - thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng

Nhà phát minh Alexander Graham Bell từng rất kỳ vọng vào điện thoại quang, hình dung rằng liên lạc không dây sẽ thay thế mạng lưới dây điện thoại rối rắm.

Đăng ngày: 10/02/2024
Một phát minh mới ra mắt, đầu bếp có nguy cơ thất nghiệp, Tết “cháy osin” không còn là nỗi lo

Một phát minh mới ra mắt, đầu bếp có nguy cơ thất nghiệp, Tết “cháy osin” không còn là nỗi lo

Phát minh này có khả năng ưu việt đến nỗi có thể nấu ăn như đầu bếp, dọn nhiều việc nhà như người giúp việc.

Đăng ngày: 29/01/2024
Phát minh mới giúp

Phát minh mới giúp "phân luồng giao thông" và dọn rác ngoài không gian

Công cụ mã nguồn mở mang tính cách mạng của MIT, MOCAT được thiết kế để mô hình hóa môi trường không gian, giải quyết thách thức ngày càng tăng về rác vũ trụ.

Đăng ngày: 21/01/2024
Top 6 phát minh của tuổi teen làm thay đổi thế giới

Top 6 phát minh của tuổi teen làm thay đổi thế giới

Jack Andraka, 17 tuổi ở bang Maryland (Mỹ), đã phát minh ra công cụ phát hiện ung thư tuyến tụy. Phát minh này đã được trao giải Giải Intel ISEF Gordon E Moore trị giá 75.000 USD.

Đăng ngày: 19/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News