Phát minh ra cách tẩy mực in trên giấy trong 5 phút
Các nhà nghiên cứu ĐH Rutgers, bang New Jersey, Mỹ đã tìm ra cách tẩy mực in trên các trang giấy đã sử dụng, cho phép một tờ giấy có thể in đi in lại nhiều lần.
Theo trang Gizmodo, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa cơ khí và kỹ thuật vũ trụ của ĐH Rutgers gần đây đã tìm ra phương pháp mới giúp tái sử dụng giấy hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Mô tả công nghệ mới giúp tẩy mực in trên giấy đã sử dụng - (Ảnh: ĐH Rutgers, Mỹ).
Theo đó, họ sử dụng các xung ánh sáng từ một chiếc đèn xenon để tẩy bỏ các loại mực in màu đen, xanh lục, đỏ và xanh lam mà không cần phải tái chế.
Công nghệ này vốn thường được dùng trong các thủ thuật thẩm mỹ như tẩy màu tóc, theo báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Cleaner Production.
Trước đây từng có những giải pháp tái chế giấy đã in mà không cần phải qua các khâu xử lý phức tạp, nhưng chủ yếu dựa vào loại mực in được sản xuất theo công thức đặc biệt, dành riêng cho việc này. Loại mực đó sẽ biến mất trong quá trình xử lý bằng nhiệt hoặc tia laser cường độ lớn với giấy đã qua sử dụng.
Tuy nhiên loại mực đặc biệt này cũng như giá thành để nâng cấp máy in có tích hợp công nghệ laser làm bay hơi mực in thường có giá thành cao nên các phương án tái sử dụng giấy như vậy vẫn chưa được phổ biến.
Trong khi đó phương pháp mới của các nhà khoa học thuộc ĐH Rutgers có thể ứng dụng với loại giấy in kiểu cũ, sử dụng loại mực in tiêu chuẩn đã và đang dùng trong các dòng máy in và máy photocopy phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên phương pháp mới vẫn còn hạn chế là thời gian xử lý lâu. Để xóa mực in của một trang giấy theo cách này phải mất 5 phút. Song ở phương diện tích cực, nó giúp giảm bớt lượng giấy phải dùng, cũng như giảm bớt cả số lượng giấy tờ qua sử dụng cần tái chế.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới
Dưới đây là một vài phát minh đáng kinh ngạc nhất mà hẳn bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của nó.

Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế
Bắt đầu xuất hiện lần đầu tại miền nam Iraq, nền văn minh Lưỡng Hà phát triển trên một khu vực rộng lớn bao gồm Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây nam Iran ngày nay.

Những phát minh "độc" của Hy Lạp cổ đại
Khẩu pháo bất khả chiến bại, vòi tắm hoa sen, cửa tự động, robot chim bay, ngọn hải đăng, đồng hồ báo thức...là những phát minh cực độc ít ai biết đến của người Hy Lạp cổ đại.
