Phát minh ra mã QR, vì sao người Nhật không "hào hứng" với nó như người Trung Quốc?

Hóa ra những vấn đề xung quanh việc thanh toán bằng mã QR phức tạp hơn chúng ta tưởng.

Ai phát minh ra mã QR?

Ở Nhật Bản, nhiều người thường có hai chiếc ví trong túi, một chiếc lớn để đựng tiền giấy và thẻ tín dụng, và một chiếc nhỏ hơn để đựng tiền xu.

Với nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là những người sinh sau năm 2000 thì điều này trông khá là kỳ lạ vì từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, họ chưa bao giờ sở hữu một chiếc ví chứ chưa nói tới hai.

Đối với họ, tất cả những gì cần khi ra ngoài là smartphone (điện thoại di động). Sử dụng mã QR, họ có thể mua từ que bột chiên (quẩy) đến một chiếc đồng hồ đắt tiền.

Thanh toán bằng mã QR cũng giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí quản lý, giảm lượng tiền giấy phải in và điều thú vị nhất là một nghề "cổ truyền" gần như biến mất ở Trung Quốc - và đó là móc túi.

Nhưng bạn có biết rằng mã QR được phát minh bởi người Nhật hay không?

Năm 1994, kỹ sư Masahiro Hara đã phát minh ra mã QR để hỗ trợ việc quản lý phụ tùng ô tô khi ông đang giữ chức vụ giám đốc kỹ thuật của một công ty con của Denso - công ty phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới.


Có sự thật không phải ai cũng biết đó là mã QR được phát minh bởi người Nhật.

Vào thời điểm đó, các nhà máy sử dụng mã vạch truyền thống để nhập thông tin, nhưng mã vạch ngang chỉ có thể chứa 20 ký tự một lúc, lượng thông tin ít và khó đọc, nhân viên thường phàn nàn rằng quét mã vạch rất khó.

Điều này khiến Masahiro quyết định phát triển một mã vạch mới dễ sử dụng hơn từ trò cờ vây. Và kết quả là mã QR của ông đã giúp tăng khả năng lưu trữ thông tin lên 250 lần so với mã vạch truyền thống.

Từ năm 2010, thị trường mã QR Trung Quốc bắt đầu nóng lên, hàng loạt App (Ứng dụnd) ra đời tiêu biểu nhất là "Alipay" của Alibaba và "WeChat Pay" của Tencent.

Theo một báo cáo chính thức vào năm 2016, trung bình mỗi ngày người Trung Quốc sử dụng WeChat Pay để quét mã QR 1 tỷ lần và 500 triệu lần với Alipay là 500 triệu lần.

Hệ thống thanh toán bằng mã QR gần như đã độc chiếm thị trường thanh toán điện tử của Trung Quốc, khiến thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ gần như bị lãng quên. Trên 80% người dân ở Trung Quốc thường quét mã QR để thanh toán.

Tại sao người Nhật không dùng mã QR khi thanh toán?

Thực tế là tại Nhật Bản vẫn có những nơi nhận thanh toán bằng mã QR thông qua Alipay và WeChat Pay nhưng không phải dành cho người dân địa phương mà là các du khách Trung Quốc.

Tại sao người Nhật không sử dụng Alipay và WeChat Pay? Nhiều người nghĩ rằng sử dụng Alipay và WeChat Pay thì thông tin cá nhân, thói quen tiêu dùng và các dữ liệu khác của họ sẽ bị Trung Quốc lấy đi.

Ngoài ra Alipay và WeChat Pay cũng có những rào cản với người Nhật. Họ phải sử dụng thẻ ngân hàng của các tổ chức tài chính Trung Quốc, người Nhật không có căn cước hoặc số điện thoại di động ở Trung Quốc nên không đăng ký được.

Nhưng trên đây không phải là những lý do thực sự.

Vấn đề là người Nhật đã bắt đầu sở hữu thẻ tín dụng từ những năm 1970 và sau hơn nửa thế kỷ qua, xã hội Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống phát hành, đánh giá và sử dụng thẻ tín dụng rất hoàn thiện.


Người Nhật đã bắt đầu sở hữu thẻ tín dụng từ những năm 1970. (Hình minh họa).

Một người Nhật thường bắt đầu chi tiêu bằng cách đăng ký một thẻ thông thường, sau nhiều năm với chỉ số tín dụng tốt cùng với việc nộp đơn đăng ký, người đó sẽ được tăng hạn mức, tăng lên thẻ vàng, thẻ bạch kim...

Việc người Nhật sở hữu loại thẻ tín dụng nào tỷ lệ thuận với tín dụng của chủ thẻ.

Và tỷ lệ này là biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn nhất cho các nhà phát hành thẻ tín dụng.

Ngược lại, quá trình phát triển của thẻ tín dụng gần như không đáng kể ở Trung Quốc, bởi vì trước khi nó trưởng thành, mã QR đã lan rộng. Hệ thống thanh toán này không yêu cầu đánh giá tín dụng và chỉ yêu cầu nạp tiền.

Có thể nói các điều kiện khác nhau ở từng quốc gia sẽ dẫn đến các hình thức thanh toán điện tử khác nhau và kéo theo đó là các vấn đề và mối quan tâm xã hội cũng khác nhau. Có cái được và cái mất trong mọi việc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao lợn rừng lông kim được coi là loài động vật có vú đặc biệt nhất trên Trái đất?

Vì sao lợn rừng lông kim được coi là loài động vật có vú đặc biệt nhất trên Trái đất?

Trong số rất nhiều loài động vật có vú kỳ lạ trên Trái Đất, có một sinh vật nổi bật như thể nó đến từ một thế giới bí ẩn khác, đó chính là loài lợn rừng lông kim (Peccary).

Đăng ngày: 12/05/2025
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 11/05/2025
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tại sao một số sa mạc lại lạnh?

Tại sao một số sa mạc lại lạnh?

Sa mạc lạnh, ví dụ sa mạc Gobi, là những nơi ít mưa và có mức nhiệt thấp vào mùa đông do các đặc điểm địa lý.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tại sao kính nhìn về đêm luôn hiển thị màu xanh lá cây?

Tại sao kính nhìn về đêm luôn hiển thị màu xanh lá cây?

Kính nhìn về đêm thường khuếch đại mức độ ánh sáng cực nhỏ có sẵn vào ban đêm hoặc sử dụng nhiệt do các vật thể khác nhau tỏa ra để quan sát trong bóng tối.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tại sao bão không bao giờ vượt qua xích đạo?

Tại sao bão không bao giờ vượt qua xích đạo?

Những cơn bão trên Trái Đất hiếm khi tiếp cận đường xích đạo, kỳ lạ hơn, chúng thậm chí không bao giờ vượt qua ranh giới này.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tại sao không có tàu điện ngầm nào chạy dưới Tử Cấm Thành?

Tại sao không có tàu điện ngầm nào chạy dưới Tử Cấm Thành?

Có nhiều thắc mắc của hậu thế xoay quanh chủ đề Tử Cấm Thành (Trung Quốc). Trong đó, nhiều người tò mò lý do tàu điện ngầm không được phép hoạt động dưới Cố Cung.

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News