Phát minh rùng rợn đoạt mạng nhiều người, kể cả hoàng đế Napoleon
Nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele nổi tiếng thế kỷ 18 là người có nhiều phát hiện, sáng chế đáng chú ý. Trong số này có việc ông tạo ra màu xanh "chết chóc" đoạt mạng nhiều người, bao gồm cả hoàng đế Napoleon.
Hoàng đế Napoleon nổi tiếng của Pháp qua đời năm 1821. Kết quả phân tích mẫu tóc của ông cho thấy có lượng lớn arsen. Ông hoàng lừng lẫy một thời này nhiễm độc arsen và tử vong được cho là do phát minh rùng rợn của Carl Wilhelm Scheele.
Hoàng đế Napoleon chết vì nhiễm độc arsen từ màu xanh Scheele.
Cụ thể, nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele sống vào thế kỷ 18 có nhiều phát hiện và sáng chế quan trọng. Trong số này, đáng chú ý là việc ông tạo ra màu xanh tuyệt đẹp nhưng "chết chóc". Người ta gọi nó là màu xanh Scheele.
Scheele phát minh ra màu xanh này sau nhiều thí nghiệm với arsen oxide (As2O3), Na2CO3 và dung dịch đồng sulfate (CuSO4). Màu xanh mà Scheele tạo ra nổi trội hơn so với tất cả màu xanh được sản xuất từ đồng carbonate (CuCO3).
Thêm nữa, màu xanh của Scheele gây ấn tượng với khả năng lưu màu rất lâu và dễ dàng chế tạo với nguyên liệu sẵn có. Chính vì vậy, màu xanh do Scheele nghiên cứu tạo ra được ứng dụng trong sản xuất nến, nhuộm vải, giấy dán tường, đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em. Các sản phẩm sử dụng màu xanh Scheele được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân ở nhiều nước châu Âu khi ấy.
Nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele.
Tuy nhiên, mọi người không hề biết rằng màu xanh Scheele vô cùng độc hại, nguy hiểm tính mạng. Điều này xuất phát từ việc các sản phẩm chứa màu xanh này sau một thời gian bị ẩm sẽ tạo ra phản ứng hoá học giải phóng arsen bay hơi vào không khí. Khi ấy, những người tiếp xúc với màu xanh Scheele sẽ nhiễm độc arsen mà không hay biết. Sau một thời gian dài, người tiếp xúc sẽ mắc bệnh về hô hấp, ung thư, thậm chí là tử vong.
- Vì sao phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?
- Quy mô thiệt hại khủng khiếp khi đập thủy điện của Trung Quốc xả lũ hết công suất
- Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới?