Phát triển được hợp chất hấp thụ các chất ô nhiễm từ không khí

Một nhóm các kỹ sư châu Âu và Israel đã phát triển được hỗn hợp graphene-titanium dioxide dùng để phủ lên bề mặt các tòa nhà hoặc đường phố có thể hấp thụ các chất ô nhiễm nhằm cải thiện chất lượng không khí trong các thành phố.


Hợp chất gồm graphene và titanium dioxide có thể dùng để phủ lên các bề mặt đường, vỉa hè, tường nhà giúp loại bỏ các oxit nitơ (Nox) gây ô nhiễm không khí do khí thải xe hơi và khói nhà máy gây ra - (Ảnh: Depositphotos)

Theo Nanoscale, trong tất cả các chất gây ô nhiễm không khí, carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính được con người tập trung chú ý nhất. Tuy nhiên, carbon dioxide không phải là thủ phạm duy nhất. Ngày nay, gây ô nhiễm không khí còn có oxit nitric (NO) và oxit nitơ (NOx) cũng như các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - sản phẩm của quá trình đốt cháy không hết nhiên liệu, các quá trình công nghiệp khác nhau...

Tìm cách phát triển các phương pháp làm sạch không khí khỏi các chất này, các nhà khoa học chuyển sang dùng titanium dioxide (TiO2) - một hợp chất đã được sử dụng rộng rãi, ví dụ, trong thuốc nhuộm hoặc kem chống nắng. Titanium dioxide có khả năng hấp thụ các photon bức xạ Mặt trời và là một chất xúc tác giúp trung hòa nhanh chóng các hợp chất nguy hiểm khác nhau trong không khí. Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu quả của một quá trình như vậy chỉ đạt khoảng 45% và gần đây, các nhà phát triển châu Âu và Israel mới đưa được chỉ số này lên 70%.

Graphene trở thành "thành phần bí mật" giúp tăng hiệu quả. Họ đã thu được các cấu trúc graphene phẳng bằng cách tẩy tế bào than chì trong dung dịch với việc bổ sung các hạt nano titanium dioxide. Loại bột với các cấu trúc nhỏ như vậy có thể được gọi là hỗn hợp chứa các yếu tố xúc tác quang (hạt nano) trong một ma trận graphene vững chắc.

Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, hợp chất này khá thuận tiện và ổn định, phù hợp để phủ trên bất kỳ bề mặt đường nào - cho dù đó là đường, vỉa hè, cột điện và tường của các tòa nhà. Và dưới tác động của ánh sáng Mặt trời, nó thụ động làm sạch không khí khỏi các oxit nitơ (Nox), biến chúng thành nitrat, có thể bị nước rửa trôi. Các thử nghiệm với việc sử dụng rhodamine (một sắc tố chứa nitơ có đặc tính tương tự các chất gây ô nhiễm không khí) cho thấy rằng một hỗn hợp graphene-titanium dioxide phá hủy rhodamine hiệu quả hơn 40% so với titanium dioxide tinh khiết. Đối với oxit nitơ, chỉ số này thậm chí còn cao hơn 70%.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News