Phát triển loại da nhân tạo từ nấm giống hệt da thật

Các nhà khoa học phát triển một sản phẩm thay thế da thật từ sợi nấm có hình dáng và cho cảm giác không khác gì da thật.

Được tạo bởi công ty vật liệu sinh học MycoWorks ở San Francisco, loại da giả mới được làm từ mycelium, sợi hình ống có trong nấm. Vật liệu mới thân thiện với môi trường hơn và ít gây hại cho động vật hơn da thật.

Phát triển loại da nhân tạo từ nấm giống hệt da thật
Da nhân tạo có thể giúp giảm bớt số lượng động vật bị giết để lấy da. (Ảnh: MycoWorks)

MycoWorks hợp tác với nhiều thợ thủ công để tạo ra loại da giả giống hệt da thật. Vật liệu sử dụng mycelium cũng có khả năng phân hủy sinh học, góp phần hạn chế những tác động xấu tới môi trường của thời trang giá rẻ, theo tiến sĩ Matt Scullin, giám đốc điều hành MycoWorks.

Mycelium là cấu trúc rễ có thể tái tạo của nấm. Vật liệu thay thế da thật có thể sản xuất từ nấm bằng cách tận dụng phụ phẩm giá rẻ từ nông nghiệp và lâm nghiệp như mùn cưa. Đây là nguồn thức ăn tốt để mycelium phát triển. Những sợi nấm dài này có thể mọc thành lớp và thu hoạch được chỉ trong vòng hai tuần.

Công nghệ tạo da giả được cấp bằng sáng chế của MycoWorks có tên Fine Mycelium. Loại da nhân tạo này có hình dáng và cảm giác giống hệt da thật nhưng độ bền chắc thì vượt xa. Công nghệ do MycoWorks phát triển biến đổi mycelium để đạt độ bền chắc chưa từng có. Thành phẩm cuối cùng mang tên Reishi sẽ được xử lý và nhuộm bởi công ty đối tác Curtidos Badia ở Tây Ban Nha.

Thông thường, da thường được lấy từ các loài động vật như trâu bò, cừu, dê, ngựa, trâu, lợn, hải cẩu, cá voi và cá sấu. Nhiều nhà hoạt động vì động vật đang phản đối sử dụng da thật do vấn đề đạo đức cũng như lo ngại về chặt phá rừng và khí nhà kính liên quan tới chăn nuôi gia súc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khó thở nhiều năm, người đàn ông đi khám thì phát hiện vật kỳ lạ này mọc ngay trong mũi

Khó thở nhiều năm, người đàn ông đi khám thì phát hiện vật kỳ lạ này mọc ngay trong mũi

Tình trạng khó thở nhiều năm hóa ra lại có một lời giải thích kỳ lạ hơn bất kỳ thứ gì mà bạn có thể tưởng tượng được.

Đăng ngày: 06/12/2021
Băng gạc thông minh giúp bệnh nhân hồi phục từ xa

Băng gạc thông minh giúp bệnh nhân hồi phục từ xa

Thiết kế băng gạc mới cho phép bác sĩ theo dõi bệnh nhân với vết thương mạn tính từ xa qua ứng dụng di động, nhờ đó giảm thời gian khám bệnh và xét nghiệm.

Đăng ngày: 04/12/2021
Cách điều trị da khô và thường nứt nẻ vào mùa lạnh

Cách điều trị da khô và thường nứt nẻ vào mùa lạnh

Da bị khô nứt nẻ, luôn đỏ ửng, ngứa, rát, có khi còn nứt thành vệt, rướm máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải, nhất là trong các mùa đông lạnh và hanh khô.

Đăng ngày: 03/12/2021
Khứu giác là hệ thống cảnh báo nguy hiểm nhanh nhất của con người

Khứu giác là hệ thống cảnh báo nguy hiểm nhanh nhất của con người

Khứu giác của chúng ta dường như đặc biệt tốt và nhanh nhạy trong việc đưa ra các cảnh báo nguy hiểm trước cả các giác quan khác.

Đăng ngày: 01/12/2021
Australia phát triển vaccine mRNA đầu tiên

Australia phát triển vaccine mRNA đầu tiên

Các nhà nghiên cứu cho biết vaccine mRNA có thể được điều chỉnh để thích ứng mỗi khi biến chủng mới xuất hiện, chẳng hạn như Omicron.

Đăng ngày: 30/11/2021
Thiết bị không dây theo dõi sức khỏe xương

Thiết bị không dây theo dõi sức khỏe xương

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona (Mỹ) đã phát triển một thiết bị không dây siêu nhỏ liên kết vĩnh viễn vào xương có khả năng truyền dữ liệu ra ngoài.

Đăng ngày: 30/11/2021
Sau coronavirus, bệnh nấm có thể là nỗi khiếp sợ mới của con người

Sau coronavirus, bệnh nấm có thể là nỗi khiếp sợ mới của con người

Con người có vô vàn những nỗi sợ: sợ ma, sợ chết, sợ ung thư, sợ điện giật,... và còn rất nhiều thứ khác.

Đăng ngày: 30/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News