Phát triển loại "gối thở" giúp người ôm giảm căng thẳng

Người ôm có xu hướng thở chậm lại để đồng bộ với nhịp thở của chiếc gối, nhờ đó cảm thấy thư giãn hơn.

Nhóm nghiên cứu của nhà robot học Alice Haynes tại Đại học Bristol (Anh) phát triển 5 chiếc gối mềm cho cảm giác giống như nó đang thở. Mục tiêu của họ là giúp người dùng giảm lo lắng và căng thẳng khi ôm, New Atlas hôm 11/3 đưa tin.

Được thiết kế để mô phỏng cảm giác tương tác với vật nuôi hoặc người khác, những thiết bị này tái tạo nhịp thở, tiếng mèo rên, sự kết hợp giữa thở và tiếng mèo rên, nhịp tim đập. Chiếc gối thứ 5 có thể phát ra ánh sáng cầu vồng.

Khi tiến hành thử nghiệm với 24 sinh viên, chiếc gối chỉ thở mang lại cảm giác dễ chịu nhất khi ôm. Dựa trên thông tin này, nhóm nhà khoa học đã tạo ra một phiên bản lớn hơn. Thiết bị mới có vỏ ngoài bằng sợi micro mềm, nhồi polyester và một túi khí ở giữa. Túi khí này phồng lên và xẹp xuống nhịp nhàng nhờ một máy bơm đặt bên ngoài mà người dùng không thể nghe hay nhìn thấy.


Chiếc gối chỉ thở mang lại cảm giác dễ chịu nhất khi ôm.

Trong thử nghiệm tiếp theo, các chuyên gia tạo cảm giác lo lắng cho 129 tình nguyện viên khác bằng cách yêu cầu họ giải một loạt đề toán bằng miệng trước mặt nhau. Trong 8 phút trước khi bài kiểm tra bắt đầu, 44 người chỉ ngồi và không làm gì, 40 người khác được hướng dẫn tập thở theo phương pháp thiền, 45 người còn lại ôm gối thở.

Dựa trên bảng câu hỏi dùng để đánh giá mức độ lo lắng của các tình nguyện viên trước và sau bài kiểm tra, nhóm chuyên gia nhận thấy nhóm ôm gối và ngồi thiền ít lo lắng hơn đáng kể so với nhóm không làm gì. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế chính xác mà gối thở giúp con người bớt căng thẳng.

"Về sau, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu với 21 người ôm gối và đo nhịp thở của họ. Những chiếc gối cũng có nhịp thở khác nhau", Haynes cho biết.

"Chúng tôi thấy nhịp thở của đa số người tham gia đồng bộ một phần hoặc hoàn toàn với nhịp thở của gối. Vì vậy, chúng tôi nghĩ việc giảm lo lắng chủ yếu là do sinh viên thở chậm lại để khớp với nhịp thở của gối ôm. Thở chậm đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và giảm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng", bà nói thêm.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PLOS ONE. Nhóm nghiên cứu cũng dự định tiếp tục cải tiến gối thở để thử nghiệm nó trong các hộ gia đình với thời gian dài hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News