Phát triển vật liệu làm áo giáp chịu được tác động 5.400km/h
Vật liệu mới phát triển từ protein có khả năng hấp thụ sốc tốt, mang lại tiềm năng ứng dụng trong quốc phòng và hàng không vũ trụ.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Kent (Anh), do giáo sư Ben Goult và Jen Hiscock dẫn dắt, tạo ra vật liệu mới có thể ngăn chặn các tác động ở tốc độ siêu thanh, Interesting Engineering hôm 15/12 đưa tin. Vật liệu dự kiến đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều thiết bị cho lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng. Nghiên cứu mới xuất bản trên cơ sở dữ liệu bioRxiv.
Các nhà khoa học đã phát triển một loại vật liệu mới có thể chịu được các tác động siêu thanh. (Ảnh: Depositphotos).
Vật liệu mới được phát triển dựa trên protein, mang tên Vật liệu hấp thụ sốc talin (TSAM). Theo nhóm nghiên cứu, đây là ví dụ đầu tiên về vật liệu sinh học tổng hợp (SynBio) có thể hấp thụ tác động ở tốc độ siêu thanh. Nó có tiềm năng được sử dụng trong áo giáp chống đạn và các hệ thống bắt giữ vật tác động, giúp nghiên cứu những vụ va chạm ở vận tốc cực cao trong không gian và tầng trên của khí quyển.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào protein talin, chịu trách nhiệm cho khả năng hấp thụ sốc tự nhiên của tế bào. Nghiên cứu cho thấy phân tử này có hàng loạt "vùng chuyển đổi đôi", có thể mở ra khi chịu sức ép căng và gấp lại khi sức căng giảm.
"Phản ứng với lực này mang lại cho talin các đặc tính hấp thụ sốc phân tử, bảo vệ tế bào của con người khỏi tác động của những thay đổi lớn về lực. Khi polymer hóa talin thành TSAM, chúng tôi nhận thấy các đặc tính hấp thụ sốc của monomer talin đã truyền cho vật liệu mới những tính chất tuyệt vời", Goult nói.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vật liệu mới và phát hiện nó chịu được tác động siêu thanh 5.400km/h. Con số này cao hơn vận tốc mà các hạt trong không gian đâm vào vật thể tự nhiên và nhân tạo (thường trên 3.600km/h) và sơ tốc đầu nòng của súng cầm tay (thường khoảng 1.440 - 3.600km/h).

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
