Phi công bay thẳng vào mắt siêu bão 300km/h để lấy dữ liệu

Một kỹ sư hàng không ghi lại khoảnh khắc anh bay thẳng vào siêu bão Irma, cơn bão cấp 5 có sức gió lên đến hơn 300km/h ở Mỹ.

Nick Underwood chia sẻ video quay cảnh máy bay rung lắc và chao đảo dữ dội khi chống chọi với những cơn gió bão quật tứ phía hôm 5/9. Dữ liệu do Underwood thu thập sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình dự đoán Irma và những cơn bão khác, theo Miami Herald.


Máy bay của Nick Underwood lắc lư trước gió bão. (Video: Twitter).

Công việc của Underwood là ngồi ở cuối máy bay, triển khai các thiết bị mang tên máy dò rơi tự do (dropsonde). Khi máy dò bị gió bão cuốn đi và văng ra xung quanh, chúng giúp xác định hình dáng và chuyển động của cơn bão, cho phép các chuyên gia lập mô hình dự đoán. Khi dữ liệu truyền về, Underwood kiểm tra để đảm bảo độ tin cậy, sau đó truyền về máy bay và chuyển đến Trung tâm bão quốc gia (NHC).

Phi công bay thẳng vào mắt siêu bão 300km/h để lấy dữ liệu
Underwood (ảnh trái) không sợ hãi dù các thiết bị trong máy bay liên tục rung lắc. (Ảnh:Twitter).

Đối với Underwood, công việc đòi hỏi anh luôn phải bình tĩnh trong khi máy bay tiếp cận một trong những nguồn sức mạnh lớn nhất trên Trái Đất. Nhưng anh chia sẻ bản thân không hề cảm thấy sợ hãi. Ngược lại, Underwood rất hào hứng và anh thường bật một điệu nhạc trong lúc làm việc.

"Chúng tôi bay dọc theo và tiến vào hoàn lưu bão (nơi máy bay bị rung lắc mạnh nhất. Hãy tưởng tượng tôi ở trong một chiếc máy bay lộn nhào trong cơn bão lớn. Tôi yêu công việc này", Underwood chia sẻ.


Đường đi của bão Irma từ ngày 2 đến 5/9. (Video: NASA).

Tối 5/9, bão Irma mạnh cấp 5 di chuyển về phía tây Đại Tây Dương với sức gió tối đa gần 300km/h, cách đảo Antigua và Barbuda khoảng 135km về phía đông, NHC cho biết. Một cơn bão được xếp vào cấp 5, cấp bão cao nhất của Mỹ, nếu có sức gió đạt khoảng 250km/h. NHC đánh giá Irma là cơn bão mạnh nhất trên Đại Tây Dương, khu vực ngoài vùng Caribbean và Vịnh Mexico.

  • Siêu bão Irma, mạnh nhất trong 30 năm, sắp tấn công nước Mỹ
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 9, miền Bắc mưa trên diện rộng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 9, miền Bắc mưa trên diện rộng

Trưa nay (06/09) bão Guchol đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cơn bão số 9.

Đăng ngày: 06/09/2017
Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đang hướng vào Biển Đông

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão đang hướng vào Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, hiện nay (6/9), một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động gần đảo Lu dông (Philippines) có khả năng mạnh lên thành bão và đang hướng vào Biển Đông.

Đăng ngày: 06/09/2017
Hóa ra đảo con voi trong siêu phẩm One Piece là có thật

Hóa ra đảo con voi trong siêu phẩm One Piece là có thật

Nếu may mắn được bay lượn trên vùng trời của Iceland thì đừng quá ngạc nhiên khi bạn bắt gặp hình ảnh 1 chú voi đang bì bõm giữa dòng nước xanh thẳm nhé.

Đăng ngày: 05/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News