Phi hành gia chỉ ra nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân loại
Theo nhà du hành vũ trụ Nga Gennady Padalka, hiện nay, 12 quốc gia trên thế giới đang hợp tác cùng nhau trên Trạm không gian vũ trụ ISS.
Nhà du hành vũ trụ người Nga Gennady Padalka. (Ảnh: Lenta.ru).
Tất cả các phi hành gia đều khẳng định rằng, mối đe dọa chính đối với nhân loại không phải là sự nóng lên toàn cầu hay các thảm họa môi trường xảy ra trong thời gian gần đây.
“Vấn đề chính là xung đột giữa con người, giữa các quốc gia trên Trái Đất. Chúng tôi bay ở trong không gian, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, vai kề vai sát cánh trong không gian kín hẹp. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng phương pháp tương tự như vậy trên Trái Đất?”, ông Gennady Padalka cho biết.
Phi hành gia người Nga cho biết thêm, có nhiều yếu tố đồng nhất giữa hoạt động du lịch và chương trình không gian vũ trụ quốc tế. Vì chúng đều thúc đẩy trao đổi văn hóa và làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Phi hành gia Gennady Padalka là người giữ kỷ lục thế giới về tổng thời gian làm việc ngoài vũ trụ hiện nay với 878 ngày. Tháng 4/2017, Gennady Padalka chính thức rời khỏi chương trình phi hành đoàn thám hiểm vũ trụ của Nga.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
