Phi hành gia chơi flute từ… vũ trụ
Phi hành gia Cady Coleman giới thiệu kiểu thư giãn đặc biệt của cô ấy trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS): chơi flute.
Video của Coleman, được sản xuất cho Dart Music International (DMI) House, bắt đầu bằng việc cho chúng ta đi một tour ngắn trên Trạm không gian quốc tế (ISS) nhằm tìm ra nơi mà cô có thể chơi cây sáo của mình mà không làm phiền các phi hành gia khác. Cô dừng lại trên vòm, nằm ở trung tâm của ISS (các nhà du hành ngủ ở cuối trạm) và nhờ đó đã có một cái nhìn tuyệt đẹp (do vòm có nhiều cửa sổ).
Coleman giới thiệu 3 cây sáo cô đã mang đi từ Trái Đất (ngoài cây sáo của riêng mình): 1 cây sáo bạc từ Ian Anderson của ban nhạc rock Jethro Tull (Anh), 1 cây sáo Ailen từ Matt Molloy của nhóm nhạc The Chieftains (Ailen), 1 cây còi thiếc từ Paddy Maloney (cũng của nhóm nhạc The Chieftains). Đây có lẽ là phần tuyệt vời nhất của video, không chỉ bởi vì Coleman đã mang theo nhiều cây sáo vào vũ trụ, mà còn vì cô ấy đưa chúng ra trong tình trạng không trọng lượng.
Sau đó Coleman chỉ cho chúng ta xem một số hướng nhìn về Trái Đất và kết thúc bằng màn biểu diễn thổi sáo bài “Anh yêu, em nhớ anh” (Honey, I Miss You). Cô chơi với "ban nhạc của mình" nhờ có một file ghi âm trên MTXT. Nhìn chung, đây là một video tuyệt vời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
