Phi hành gia kiêm phóng viên Nga lập kỷ lục hoạt động 1.000 ngày trong vũ trụ

Phi hành gia Nga Oleg Kononenko, cũng là phóng viên, vừa trở thành người đầu tiên trên thế giới ở trong không gian tổng cộng 1.000 ngày.

Vào lúc 0h ngày 5-6 giờ Moscow (4h cùng ngày theo giờ Hà Nội), phi hành gia Kononenko của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đang làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã trở thành người đầu tiên thế giới xác lập kỷ lục hoạt động tổng cộng 1.000 ngày trong vũ trụ.


Phi hành gia Nga Oleg Kononenko - (Ảnh: REUTERS).

Ông Kononenko đã phá kỷ lục của người đồng hương Gennady Padalki - phi hành gia có tổng cộng 878 ngày 11 giờ 29 phút và 48 giây làm việc trong vũ trụ qua 5 chuyến du hành.

Hiện nay, phi hành gia Kononenko đang thực hiện chuyến du hành thứ 5 và ông sẽ đón sinh nhật tuổi 60 trên ISS. Khi kết thúc nhiệm vụ dự kiến vào ngày 23-9-2024, phi hành gia Nga sẽ có 1.110 ngày ở bên ngoài Trái đất.

Phi hành gia Kononenko cho biết các đồng nghiệp Mỹ là những người đầu tiên chúc mừng ông nhân kỷ lục trên.

Ông đánh giá kỷ lục 1.000 ngày trong không gian có ý nghĩa đối với việc phát triển nền y học vũ trụ và chuẩn bị cho các chuyến du hành liên hành tinh trong tương lai, vì nó "đã mở rộng được hình dung về khả năng của con người" cũng như "nhu cầu và các vấn đề ranh giới của tiềm năng cơ thể con người".

Phi hành gia kiêm phóng viên thông tấn

Phi hành gia Kononenko thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ hồi tháng 4-2008 trên tàu "Liên hợp TMA-12". Khi trở về Trái đất an toàn, ông được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga và Phi công vũ trụ Liên bang Nga.

Ông Kononenko chỉ huy đội phi công vũ trụ Nga từ năm 2016. Một điều thú vị là phi hành gia này cũng là phóng viên của Hãng thông tấn TASS tại ISS.

Theo thỏa thuận hợp tác giữa TASS và Roscosmos, các phi công vũ trụ Nga bay lên ISS sẽ được nhận thẻ phóng viên của hãng thông tấn này, và từ ISS, họ sẽ thực hiện các nhiệm vụ thông tin về Trái đất như một phóng viên thực thụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News