Phi hành gia Mỹ phá kỷ lục sống trong vũ trụ trở về Trái Đất

Trong một cuộc phỏng vấn trước chuyến rời trạm vũ trụ quốc tế, nữ phi hành gia Peggy Whitson cho biết bà rất mong đợi được ăn pizza khi quay về Trái Đất.

Theo AFP, nữ phi hành gia Peggy Whitson của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang quay trở lại Trái Đất, kết thúc sứ mệnh dài 288 ngày. Bà đang giữ kỷ lục về thời gian sống trong vũ trụ trong nhiều sứ mệnh khác nhau của một phi hành gia Mỹ.

Whitson, 57 tuổi, cũng là nữ phi hành gia lớn tuổi nhất trong lịch sử khám phá không gian của con người. Bà là nữ chỉ huy đầu tiên của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và giữ kỷ lục đi bộ ngoài không gian lâu nhất.

Bà Whitson đang trong quá trình hoàn tất sứ mệnh bắt đầu từ tháng 11/2016 tại ISS. Theo dự kiến, bà sẽ hạ cánh xuống Kazakhstan vào hôm nay trên con tàu Soyuz MS-04 cùng 2 phi hành gia Jack Fisher của NASA và Fyodor Yurchikhin của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).

Phi hành gia Mỹ phá kỷ lục sống trong vũ trụ trở về Trái Đất
Hồi tháng 4, Tổng thống Donald Trump đã gọi điện lên ISS chúc mừng và bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Peggy Whitson vì những kỷ lục và đóng góp của bà cho ngành hàng không vũ trụ. (Ảnh: AP).

Khi trở lại Trái Đất, bà sẽ có tổng cộng 665 ngày sống trong vũ trụ, nhiều hơn mọi phi hành gia Mỹ trong lịch sử.

Trước khi trở thành phi hành gia vào năm 1997, nữ tiến sĩ hóa sinh làm công việc nghiên cứu khoa học tại NASA trong 7 năm. Theo những gì bà cập nhật trên trang Facebook của mình, trong sứ mệnh mới nhất trên ISS, Whitson tiến hành các thí nghiệm với tế bào gốc của người, các mẫu máu và trồng nhiều loại cải thảo.

"Tôi không rõ tương lai sẽ thế nào, nhưng tôi hình dung mình sẽ tiếp tục làm việc cho những chương trình thám hiểm không gian", bà chia sẻ về kế hoạch sắp tới.

Các phi hành gia quay về Trái Đất trong bối cảnh Trung tâm không gian Johnson thuộc NASA ở thành phố Houston đang phải vật lộn để hoạt động lại bình thường sau siêu bão Harvey.

NASA cho biết đang "xem xét kế hoạch trở về Houston của Whitson, Fisher và những mẫu thí nghiệm khoa học trên tàu vũ trụ Soyuz, dưới những tác động của bão Harvey".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành trình viết nên lịch sử của vệ tinh thời tiết Nimbus

Hành trình viết nên lịch sử của vệ tinh thời tiết Nimbus

Tháng 8/1964, vệ tinh Nimbus đầu tiên được phóng lên vũ trụ, mở đường cho hàng loạt vệ tinh quan sát Trái Đất sau này.

Đăng ngày: 04/09/2017
Du hành thời gian dưới góc nhìn khoa học

Du hành thời gian dưới góc nhìn khoa học

Theo thuyết tương đối hẹp của Einstein, ba chiều không gian và chiều thời gian duy nhất có liên hệ chặt chẽ với nhau, Paul Sutter, nhà vật lý học thiên thể tại Đại học Bang Ohio cho biết.

Đăng ngày: 04/09/2017
Vì sao khám phá vũ trụ có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người?

Vì sao khám phá vũ trụ có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người?

Chỉ trong năm nay, các nhà khoa học đã có những bước tiến quan trọng trong việc tạo ra tử cung nhân tạo, chỉnh sửa phôi người lần đầu tiên tại Mỹ…

Đăng ngày: 03/09/2017
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 29/08/2017
Trung Quốc và Nga xúc tiến ký thỏa thuận thám hiểm vũ trụ lịch sử

Trung Quốc và Nga xúc tiến ký thỏa thuận thám hiểm vũ trụ lịch sử

Thỏa thuận này dự kiến được ký kết vào tháng 10 tới và sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai nước, đặc biệt trong các sứ mệnh tàu vũ trụ có người lái tới Mặt Trăng trong tương lai.

Đăng ngày: 29/08/2017
Chuẩn bị phóng vệ tinh giá rẻ có thể chụp ảnh trái đất xuyên màn đêm

Chuẩn bị phóng vệ tinh giá rẻ có thể chụp ảnh trái đất xuyên màn đêm

Mới đây, một công ty công nghệ chuyên phát triển các vệ tinh dân sự cỡ nhỏ ICEYE cho biết họ đang tiến lên với việc phát triển và triển khai công nghệ radar khẩu độ tổng hợp SAR.

Đăng ngày: 29/08/2017
Nhà khoa học lập

Nhà khoa học lập "bản đồ nhật thực" cách nào?

Làm thế nào các nhà khoa học tính toán được ngày 21/8 vừa qua có nhật thực toàn phần ở Mỹ? Nhờ đâu họ biết từ giờ đến năm 2040 sẽ có nhiều lần nhật thực nữa?

Đăng ngày: 28/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News