Phi hành gia NASA đi bộ 7 tiếng ngoài không gian

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã sẵn sàng lắp thêm pin mặt trời cải tiến sau khi hai phi hành gia NASA hoàn thành chuyến đi bộ gần 7 tiếng hôm 15/3.

Kayla Barron và Raja Chari, thành viên phi hành đoàn Expedition 66, kiểm tra điểm đặt chân và giá đỡ ở đế của một trong 8 bộ pin gốc cung cấp điện cho trạm vũ trụ, chuẩn bị khu vực để lắp đặt bộ pin mới mang tên ISS Roll-Out Solar Array (iROSA) trong tương lai. Công việc của họ là triển khai cấu trúc đỡ cho bộ pin mới thứ ba, đồng thời là bộ pin đầu tiên lắp ở bên phải bộ khung chính của trạm ISS.


Hai phi hành gia Kayla Barron và Raja Chariđi bộ ngoài không gian. (Ảnh: NASA).

Barron và Chari bắt đầu đi bộ không gian vào 20h12 ngày 15/3 theo giờ Hà Nội khi họ mặc bộ đồ bảo vệ có tên Extravehicular mobility unit (EMU) và nối với nguồn điện bên trong trạm. Bộ đôi ra khỏi chốt gió U.S. Quest, mang theo bộ phận và dụng cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt, di chuyển tới khu vực thao tác ở mạn phải của tổ hợp trên quỹ đạo.

Bộ pin mặt trời của trạm ISS được thiết kế với tuổi thọ 15 năm trên quỹ đạo. Tuy tất cả vẫn đang hoạt động, chúng bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp cho sản xuất điện. Bộ pin iROSA mới được lắp đặt để thay thế một phần bộ pin cũ. Khi lắp đặt xong, iROSA sẽ giúp nâng tổng công suất điện của trạm ISS từ 160 kW lên 215 kW. Việc nâng công suất điện rất cần thiết để trạm ISS tiếp tục vận hành đến hết năm 2030, đồng thời hỗ trợ hoạt động thương mại trên trạm.

Ngoài đảm bảo trạm ISS có đủ điện, iROSAs cũng đóng vai trò như một thử nghiệm để NASA chuẩn bị triển khai trạm Artemis Gateway quay quanh Mặt Trăng. Bộ pin dự kiến của trạm Gateway sẽ dài hơn nhưng vẫn sử dụng công nghệ tương tự được phát triển bởi công ty Redwire.

Barron và Chari hoàn thành công tác chuẩn bị để lắp đặt iROSA sớm hơn một giờ so với dự kiến. Họ kết thúc chuyến đi bộ bằng cách kiểm tra Alpha Magnetic Spectrometer (AMS), một máy dò tia vũ trụ đã trải qua nhiều lần sửa chữa trong năm 2019. Chuyến đi bộ kết thúc vào 3h06 ngày 16/3 theo giờ Hà Nội, kéo dài 6 giờ 54 phút.

Đây là chuyến đi bộ không gian thứ 2 trong năm và hoạt động ngoài phương tiện (EVA) lần thứ 247 nhằm hỗ trợ lắp ráp, bảo dưỡng và nâng cấp trạm ISS từ năm 1998. Theo dự kiến, một chuyến đi bộ khác sẽ diễn ra hôm 23/3 để lắp ống dẫn nước làm mát, dây điện và cáp truyền dữ liệu, thay thế một camera.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News