Phi hành gia NASA lập kỷ lục ở lâu trong vũ trụ

Phi hành gia Mark Vande Hei sẽ trải qua 355 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trước khi bay về Trái đất hôm 30/3.

Phi hành gia NASA lập kỷ lục ở lâu trong vũ trụ
Phi hành gia Mark Vande Hei trên trạm ISS.

Khi phi hành gia NASA Mark Vande Hei phóng vào không gian cách đây 11 tháng, ông không biết mình sẽ ở bao lâu trong vũ trụ, càng không ngờ ông sẽ ở trên trạm ISS đủ lâu để lập kỷ lục. Nhưng tính đến 0h24 ngày 16/3 theo giờ Hà Nội, Vande Hei sẽ trở thành phi hành gia Mỹ bay vào không gian lâu nhất trong lịch sử. Với nhiệm vụ kéo dài 340 ngày 8 giờ 42 phút, Vande Hei sẽ vượt qua kỷ lục của phi hành gia NASA Scott Kelly vào ngày 2/3/2016. Từ ngày 16/3 cho tới khi bay về Trái đất hôm 30/3, kỷ lục của Vande Hei sẽ tiếp tục tăng lên. Thời gian ở trên trạm ISS của ông sẽ kéo dài gần một năm (355 ngày).

"Tôi không biết chắc chuyến bay sẽ dài như vậy khi phóng", Vande Hei chia sẻ. "Tôi cảm thấy đây là một cơ hội để đáp ứng yêu cầu và rất vui khi có thể hoàn thành".

Vande Hei tới trạm vũ trụ trên tàu Soyuz vào ngày 9/4/2021. Tại thời điểm đó, ông biết bản thân sẽ ở lại trạm ít nhất 5 - 6 tháng. Hồi tháng 9 năm ngoái, NASA gia hạn nhiệm vụ của Vande Hei để tiếp một đoàn làm phim Nga tới quay phim và đảm bảo luôn có phi hành gia Mỹ trên trạm bất chấp lịch luân chuyển.

Việc Vande Hei ở trong vũ trụ lâu ngày hơn cũng mang tới cho NASA cơ hội tìm hiểu cách phi hành gia thích nghi với cuộc sống trong môi trường vi trọng lực suốt thời gian dài. Kỷ lục 340 ngày của Kelly cũng được xác lập vì lý do đó. NASA đang xem xét cách để phi hành gia tham gia nhiệm vụ trong không gian sâu, quay trở lại Mặt Trăng và bay tới sao Hỏa.

Vande Hei không phải thành viên duy nhất của phi hành đoàn cán mốc ở 340 ngày trong vũ trụ. Nhà du hành Pyotr Dubrov của cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cũng ở trên trạm trong thời gian tương đương. Khác với người Mỹ, các nhà du hành Nga thậm chí tham gia những nhiệm vụ không gian dài ngày hơn. Ba nhà du hành Musa Manarov, Vladimir Titov và Valery Polyakov đều vượt qua kỷ lục của Vande Hei. Polyakov hoàn thành nhiệm vụ không gian dài nhất trong lịch sử cách đây gần 30 năm. Ông sống trên trạm vũ trụ Mir từ tháng 1/1994 tới tháng 3/1995, tổng cộng 437 ngày 17 giờ 58 phút.

Vande Hei chia sẻ điều khó khăn nhất khi sống trong không gian là bị hạn chế bên trong trạm vũ trụ và xa gia đình. Ông cũng cho biết có thể ở lại lâu hơn nếu nhiệm vụ yêu cầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện 3 hệ hành tinh lồng vào nhau, có dấu hiệu sự sống

Phát hiện 3 hệ hành tinh lồng vào nhau, có dấu hiệu sự sống

Ba hệ thống hành tinh đang hình thành quanh 2 ngôi sao đôi SVS 13 đang làm giới khoa học bối rối và thú vị bởi kết cấu và dấu hiệu của các khối xây dựng sự sống.

Đăng ngày: 16/03/2022
Phát triển cỗ xe tải đa dụng chở phi hành gia trên Mặt trăng

Phát triển cỗ xe tải đa dụng chở phi hành gia trên Mặt trăng

Một công ty khởi nghiệp ở California phát triển cỗ xe tải chở người và hàng hóa trên địa hình gồ ghề của Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/03/2022
Đây là những hình ảnh ánh sáng nhìn thấy đầu tiên của bề mặt sao Kim được chụp từ không gian

Đây là những hình ảnh ánh sáng nhìn thấy đầu tiên của bề mặt sao Kim được chụp từ không gian

Đây là những hình ảnh ánh sáng nhìn thấy đầu tiên của bề mặt sao Kim được chụp từ không gian

Đăng ngày: 16/03/2022
Cư dân Wales tìm thấy thiên thạch

Cư dân Wales tìm thấy thiên thạch "khủng" nặng hơn 1kg, trị giá 100.000 bảng

Sau 18 tháng săn lùng, một người đàn ông ở Wrexham, phía bắc xứ Wales, đã tìm thấy mảnh thiên thạch rơi xuống cánh đồng gần nhà.

Đăng ngày: 15/03/2022
Các nhà khoa học công bố phát hiện lỗ đen nhị phân siêu lớn

Các nhà khoa học công bố phát hiện lỗ đen nhị phân siêu lớn

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hệ thống nhị phân lỗ đen siêu lớn. Cả hai chỉ cách nhau từ 200 AU đến 2.000 AU (một AU là khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời).

Đăng ngày: 15/03/2022
Kính thiên văn bắt được tia laser lạ: Tín hiệu từ thế giới mới ra đời

Kính thiên văn bắt được tia laser lạ: Tín hiệu từ thế giới mới ra đời

Hình ảnh ngoạn mục mà Kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại trông như một tia laser điên cuồng cắt ngang bầu trời. Kết quả cho thấy nó thực ra là một luồng khí siêu thanh cực mạnh.

Đăng ngày: 15/03/2022
Hãi hùng ngôi sao từ địa ngục: 15 năm nổ 1 lần,

Hãi hùng ngôi sao từ địa ngục: 15 năm nổ 1 lần, "hút máu" bạn đồng hành

Một ngôi sao hiếm có đã được phát hiện ở nơi cách Trái đất 4.566 năm ánh sáng, cứ mỗi 15 năm lại tạo ra một màn pháo hoa đáng sợ, có thể được tạo ra bởi hành vi ma cà rồng.

Đăng ngày: 14/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News