Phi hành gia số "nhọ" nhất thế giới: Bị bỏ rơi ngoài vũ trụ suốt 311 ngày!

Sergei Krrikalev được mệnh danh là "công dân cuối cùng của Liên Xô". Trong khi xe tăng đang lăn qua Quảng trường Đỏ của Moscow, Mikhail Gorbachev và Liên Xô trải qua biến động lịch sử chưa từng có, thì Sergei Krikalev vẫn đang lang thang ở bên ngoài Trái Đất. Vào khoảnh khắc đất nước của ông tan rã, trạm vũ trụ Mir đã trở thành ngôi nhà tạm thời của ông.

Năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 quốc gia riêng biệt, Krikalev lúc này đang ở ngoài vũ trụ được thông báo rằng ông không thể trở về nhà được vì đất nước hứa đưa ông trở lại đã không còn tồn tại.

Phi hành gia số nhọ nhất thế giới: Bị bỏ rơi ngoài vũ trụ suốt 311 ngày!
Phi hành gia Sergei Krrikalev làm việc trên trạm vũ trụ Mir.

4 tháng trước đó, Krikalev, một kĩ sư máy bay 33 tuổi đã lên đường theo lệnh của đất nước đến trạm vũ trụ Mir sừ Sân bay vũ trụ Baikonur của Liên Xô, nằm ở Kazakhstan hiện giờ. Nhiệm vụ của Krikalev đáng nhẽ ra chỉ kéo dài 5 tháng, nhưng cuối cùng ông phải ở ngoài không gian đến gần 1 năm.

Trong thời gian Krikalev ở ngoài vũ trụ, một cuộc đảo chính đã diễn ra. Krikalev được thông báo rằng chính phủ hiện không có tiền để đưa ông trở lại và yêu cầu ông chờ đợi.

Một tháng sau, Krikalev vẫn nhận được câu trả lời tương tự. Và một tháng nữa trôi qua, cho đến tận gần 1 năm sau đó.

Krikalev nói rằng: "Họ nói rằng hoàn cảnh của tôi quả thật khó khăn và không tốt cho sức khỏe của tôi. Nhưng bây giờ đất nước cũng đang gặp khó khăn và phải ưu tiên cho việc tiết kiệm tiền. Tôi tự hỏi liệu mình có đủ sức mạnh để sống sót hay không. Tôi không chắc lắm. Teo cơ, phóng xạ, nguy cơ ung thư và hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn sau mỗi ngày trôi qua ngoài không gian. Đó chỉ là một số hậu quả có thể xảy ra khi ở ngoài không gian quá lâu".

Thời gian của Krikalev ở ngoài vũ trụ đã kéo dài gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Ông phải dành 311 ngày, tức 10 tháng bên ngoài không gian và vô tình lập kỉ lục thế giới trong quá trình này.

Phi hành gia số nhọ nhất thế giới: Bị bỏ rơi ngoài vũ trụ suốt 311 ngày!
Thời gian của Krikalev ở ngoài vũ trụ đã kéo dài gấp đôi so với dự kiến ban đầu.

Nước Nga, tại thời điểm đó đang gặp vấn đề lớn về tài chính do siêu lạm phát, đất nước này đã bán các suất lên trạm vũ trụ tên lửa Soyuz cho những quốc gia khác. Áo đã mua một chiếc ghế với giá 7 triệu đô, Nhật Bản mua một chiếc ghế với giá 12 triệu đô để gửi phóng viên truyền hình lên trạm vũ trụ. Thậm chí còn có một cuộc nói chuyện về việc khẩn trương bán trạm vũ trụ Mir trong khi nó vẫn đang hoạt động.

Tất cả điều này đều có nghĩa là các thành viên phi hành đoàn khác đã quay trở lại Trái Đất, trong khi Krikalev lại là người duy nhất không thể. Bởi Krikalev là người duy nhất đang vận hành trạm vũ trụ Mir.

Bị bỏ rơi bên ngoài không gian, xa nhà trong nhiều tháng, ông đành yêu cầu chính phủ gửi mật ong lên cho mình để nâng cao tinh thần, nhưng thay vào đó họ lại gửi cho ông toàn chanh và cải đắng.

Ngày 25/3/1992, Krikalev cuối cùng cũng được trở lại Trái đất sau khi Đức trả 24 triệu đô để mua một suất cho người thay thế.

Khi hạ cánh, một tờ báo đã mô tả về Krikalev rằng: "trông anh nhợt nhạt như một cục bột ướt".

4 người đàn ông phải giúp ông đứng lên, hỗ trợ ông khi ông đặt chân xuống mặt đất.

Phi hành gia số nhọ nhất thế giới: Bị bỏ rơi ngoài vũ trụ suốt 311 ngày!
Ngày 25/3/1992, Krikalev cuối cùng cũng được trở lại Trái đất.

Nơi Krikalev hạ cánh, trước kia thuộc Liên Xô nhưng giờ đây đã trở thành một phần của nước Cộng hòa Kazakhstan. Thành phố nơi ông từng sống không còn được gọi là Leningrad nữa, thay vào đó nó đã trở thành St.Peterburg.

Khi ở ngoài không gian, Krikalev đã quay quanh Trái Đất 5000 lần và lãnh thổ đất nước của ông đã bị thu hẹp lại hơn 5 triệu km2. Mức lương hàng tháng mà ông nhận được cho là mức lương tốt cho một nhà khoa học vào thời điểm ông rời khỏi Trái đất đã bị mất giá khi ông quay lại. Một tài xế xe buýt thậm chí còn kiếm được gấp đôi số tiền lương của ông.

Krikalev đã trở thành Anh hùng của nước Nga và 2 năm sau ông tiếp tục thực hiện một nhiệm vụ không gian khác, lần này ông trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Nga bay lên tàu con thoi của NASA. Và một vài năm sau đó, ông cũng là người đầu tiên dành thời gian cho Trạm vũ trụ quốc tế mới (ISS).

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 nhà khoa học có nghiên cứu ảnh hưởng năm 2019

8 nhà khoa học có nghiên cứu ảnh hưởng năm 2019

Năm 2019 ghi nhận nhiều đóng góp của các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới trong các lĩnh vực vi tính, sinh học, khảo cổ, thiên văn học.

Đăng ngày: 23/12/2019
Nữ sinh 10 tuổi có IQ cao hơn Albert Einstein và Stephen Hawking

Nữ sinh 10 tuổi có IQ cao hơn Albert Einstein và Stephen Hawking

Với IQ 162, cao hơn cả hai thiên tài Albert Einstein và Stephen Hawking, cô bé 10 tuổi người Anh gia nhập cộng đồng những người thông minh nhất thế giới.

Đăng ngày: 20/12/2019
Camille Claudel - Nhà điêu khắc tài năng và một số phận đầy nước mắt

Camille Claudel - Nhà điêu khắc tài năng và một số phận đầy nước mắt

Nhà điêu khắc Camille Claudel mà những tác phẩm của bà là vật chứng đầy nước mắt. Google Doodle hôm nay 8/12 kỷ niệm 155 năm ngày sinh của bà.

Đăng ngày: 09/12/2019
Chàng trai 9X truyền cảm hứng nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế

Chàng trai 9X truyền cảm hứng nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế

Ngô Khắc Hoàng (27 tuổi) lọt vào top 10 trong số 200 đại biểu tham gia diễn đàn HLF tại Đức, bởi con đường anh đến với công nghệ viễn thông.

Đăng ngày: 21/11/2019
Tại sao phải học...cái chưa biết?

Tại sao phải học...cái chưa biết?

Lịch sử càng vận động, số lượng những cái chưa biết càng nhiều, càng dồn dập, càng phức tạp. Và lịch sử chứng minh, những ai có ý thức tìm hiểu "cái chưa biết" luôn phát triển hơn những ai chỉ khư khư tin vào những điều đã biết...

Đăng ngày: 21/11/2019
Cuộc đời người đoạt giải Nobel bị nhân viên tẩy chay

Cuộc đời người đoạt giải Nobel bị nhân viên tẩy chay

William Shockley đoạt giải Nobel nhưng được mệnh danh là nhà lãnh đạo tệ nhất Thung lũng Silicon, bị ghét bỏ và kết thúc cuộc đời trong cô độc.

Đăng ngày: 13/11/2019
Bác sĩ phẫu thuật nhanh nhất thế giới

Bác sĩ phẫu thuật nhanh nhất thế giới

Bác sĩ Robert Liston mổ lấy khối u 20 kg trong 4 phút, cắt cụt chi chỉ 28 giây, nổi danh về tốc độ phẫu thuật vào thế kỷ 19.

Đăng ngày: 11/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News